Mẫu D03a-TS: Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 439   |   Lượt tải: 23    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

HƯỚNG DẪN LẬP

Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03a-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, kê khai các thông tin của người chỉ tham gia đóng BHYT để cấp thẻ BHYT theo quy định.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH tỉnh, huyện.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh Mẫu D03-TS (cán bộ thu cập nhật dữ liệu theo Mẫu D03-TS vào phần mềm quản lý thu; in, ký, chuyển cùng hồ sơ cho Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ).

d) Phương pháp lập:

- Đối tượng tham gia; ghi loại đối tượng tham gia BHYT (người nghèo, người có công, hộ cận nghèo ...).

- Lương cơ sở: ghi mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm lập danh sách.

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ (áp dụng đối với nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình): ghi tỷ lệ % ngân sách nhà hỗ trợ đóng, (bao gồm tỷ lệ theo quy định của Nhà nước, của địa phương) đối với một số đối tượng quy định trong Luật BHYT.

A. Phần chi tiết:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục: tăng người tham gia, tăng tiền lương, trợ cấp; giảm người tham gia, giảm tiền lương, trợ cấp.

- Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHYT theo thứ tự tại Mẫu D03-TS. Trường hợp tham gia theo đối tượng hộ gia đình thì ghi theo từng thành viên đóng BHYT theo thứ tự như sau: người thứ nhất (phải đóng 100% mức đóng) ghi trước, sau đó ghi theo thứ tự được giảm dần mức đóng (70%, 60% ...), sau đó ghi hộ gia đình thứ 2.

- Cột C: ghi mã số BHXH của từng người tương ứng cột 1 Mẫu D03-TS. Đối với người tham gia chưa có mã số BHXH tại cột 1 Mẫu D03-TS thì cơ quan BHXH cấp và ghi mã số BHXH đối với từng người tham gia.

- Cột 1: ghi ngày tham gia hoặc ngày đóng tiền tương ứng cột 7 Mẫu D03-TS.

- Cột 2: Đối với đối tượng đóng theo mức lương cơ sở thì để trống; đối với đối tượng đóng theo tiền lương, trợ cấp thì ghi mức tiền lương đóng BHYT (lương hưu, trợ cấp thất nghiệp ...).

- Cột 3: chỉ ghi đối với những trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng (70%, 60%, 50% ...); người không được giảm trừ mức đóng thì để trống.

- Cột 4, 5: ghi ngày tháng năm bắt đầu thẻ BHYT có giá trị sử dụng và ngày tháng năm thẻ BHYT hết hạn trị sử dụng, tương ứng số tiền đóng BHYT của người tham gia.

- Cột 6, 7: ghi số tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT:

+ Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: ghi số tiền của người tham gia đóng tương ứng với thời hạn trong năm vào cột 6 và số tiền tương ứng với thời hạn năm sau vào cột 7.

+ Đối với người do ngân sách nhà nước và tổ chức BHXH đóng: ghi số tiền ngân sách nhà nước, tổ chức BHXH đóng tương ứng một tháng vào cột 6.

- Cột 8, 9: ghi số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT năm nay và năm sau.

Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn A tham gia BHYT liên tục với phương thức đóng 12 tháng, đóng tiền từ ngày 01/10/2016 thì ghi như sau:

Cột 6: 1.210.000 x 4.5% x 3 x 70% (tháng 10 - 12/2016) = 114.345 đồng.

Cột 7: 1.210.000 x 4.5% x 9 x 70% (tháng 01 - 09/2017) = 343.035 đồng.

Cột 8: 1.210.000 x 4.5% x 3 x 30% (tháng 10 - 12/2016) = 49.005 đồng.

Cột 9: 1.210.000 x4.5% x 9 x 30% (tháng 01 -09/2017)= 147.015 đồng.

- Ghi chú:

B. Phần tổng hợp:

Tổng hợp số người tham gia số tiền đối tượng đóng, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng cụ thể theo từng tiêu thức, cụ thể:

- Chỉ tiêu mang sang: ghi số cuối kỳ trước mang sang vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số phát sinh tăng: ghi số phát sinh tăng trong tháng vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số phát sinh giảm: ghi số phát sinh giảm trong tháng vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số điều chỉnh tăng: ghi số điều chỉnh tăng vào các cột tương ứng (cột 1 để trống).

- Chỉ tiêu số điều chỉnh giảm: ghi số điều chỉnh giảm vào các cột tương ứng (cột 1 để trống).

- Chỉ tiêu số cuối kỳ: ghi số cuối kỳ vào các cột tương ứng (= số cuối kỳ trước mang sang + số phát sinh tăng trong tháng - số phát sinh giảm trong tháng + số điều chỉnh tăng - số điều chỉnh giảm).


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x