Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 677   |   Lượt tải: 35    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

1. Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng là gì?

Biên bản vi phạm về xây dựng là văn bản được lập ra khi có sự vi phạm về xây dựng của cá nhân, tổ chức với nội dung nêu rõ nội dung thông tin lý lịch của người, bộ phận lập biên bản, lý lịch của người vi phạm, biện pháp xử lý vi phạm đối với người vi phạm xây dựng.

Mục đích của mẫu biên bản vi phạm về xây dựng: khi các cá nhân, tổ chức vi phạm về xây dựng thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ thực hiện việc lập biên bản đối với hành vi vi phạm. Biên bản nhằm ghi nhận quá trình, nội dung làm việc của các bên.

2. Hình thức xử phạt vi phạm về xây dựng

Điều 3 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khau thác, chế biên, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuậ; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thì hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

“1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;

đ) Những biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.”

Mức phạt tiền tối đa: theo Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

– Trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1.000.000.000 đồng.

– Trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300.000.000 đồng.

– Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x