Sở giao dịch hàng hóa là có bản chất là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Để thành lập sở giao dịch hàng hóa thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thương mại năm 2005 và luật doanh nghiệp năm 2014.
1. Điều kiện thành lập sở giao dịch hàng hóa
Để thành lập sở giao dịch hàng hóa, sở giao dịch hàng hóa đó phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
– Điều lệ hoạt động phù hợp với Điều 14 Nghị định 158/2006/NĐ-CP;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế – tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập sở giao dịch hàng hóa
Hồ sơ đề nghị thành nghị thành lập sở giao dịch hàng hóa gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I (Mẫu MG-1 và Mẫu MG-2) ban hành kèm theo Thông tư 03/2009/TT-BTC;
– Danh sách các thành viên trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn theo mẫu MDS-1 phụ lục II Thông tư 03/2009/TT-BTC với hình thức công ty TNHH2TV hoặc mẫu MDS-3 phụ lục II Thông tư 03/2009/TT-BTC với hình thức công ty TNHH1TV do tổ chức làm chủ sở hữu và một số giấy tờ sau:
+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
– Danh sách cổ đông sáng lập trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo mẫu MDS-2 phụ lục II Thông tư 03/2009/TT-BTC và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+ Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
– Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác (theo quy định của pháp Luật về đăng ký kinh doanh) của chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền; bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền;
– Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền bằng đại học, cử nhân trở lên của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa và tài liệu hợp pháp chứng minh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đã từng có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế – tài chính ít nhất là 05 năm;
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Mục II Thông tư 03/2009/TT-BTC ;
– Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về Mục tiêu, địa Điểm thành lập, tiến độ thành lập và đi vào hoạt động, giải pháp công nghệ để thực hiện giao dịch, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và quy mô của Sở Giao dịch hàng hóa;
– Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Mục IV Thông tư 03/2009/TT-BTC;
– Dự thảo điều lệ doanh nghie nghiệp phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp và có chữ kí của chủ thể có thẩm quền theo quy định của pháp luật;
3. Xác nhận vốn pháp định
Văn bản xác nhận vốn pháp định khi thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gửi đến Bộ Công Thương, bao gồm:
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
+ Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập hoặc chủ sở hữu công ty. Số tiền ký quỹ chỉ được giải ngân sau khi Sở Giao dịch hàng hóa được cấp Giấy phép thành lập;
+ Trường hợp số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương.
– Trong quá trình hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa phải duy trì mức vốn Điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
– Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời Điểm xác nhận.
4. Trình tự thủ tục cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa
Cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa được tiến hành theo trình tự thủ tục sau:
– Tiếp nhận hồ sơ
+ Chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận: Bộ Công Thương
+ Bộ Công Thương thực hiện việc xem xét tính hợp lệ của hồ sơ hoặc thẩm tra các Điều kiện và hồ sơ
– Thẩm tra các Điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
+ Tổ thẩm tra thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra các Điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì thành lập hội đồng thẩm tra các Điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP và Thông tư này. Hội đồng thẩm tra gồm đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Công Thương.
+ Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ, nếu còn thiếu theo quy định của pháp luật;
+ Bộ Thương mại hoàn tất thẩm tra trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
– Cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa
+ Hết thời hạn thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập sở giao dịch hàng hóa , Bộ Thương mại phải quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Công bố Nội dung giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động và các thông tin khác về sở giao dịch hàng hóa
– Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung Giấy phép thành lập trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong ba (03) số liên tiếp.
– Kể từ khi được cấp Giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố Điều lệ hoạt động, danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện và tại trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch hàng hóa (nếu có).
– Trong trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định.
Podcast tình huống kế toán mới nhất