Phiếu đề xuất thiết bị - công cụ làm việc 2021

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 313   |   Lượt tải: 20    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

1. Phiếu đề xuất thiết bị - công cụ làm việc là gì?

Phiếu đề xuất thiết bị công cụ làm việc được sử dụng với mục đích xin cung cấp thêm thiết bị công cụ để hỗ trợ cho công việc, giúp cho công việc được thực hiện hiệu quả hơn. Mẫu đề nghị xin cấp thêm thiết bị công cụ trong quá trình soạn thảo phải điền đầy đủ các nội dung thông tin có liên quan cần thiết trên phiếu để quá trình đề xuất đạt được hiệu quả tốt hơn.

Phiếu đề xuất thiết bị công cụ làm việc được sử dụng để làm phiếu xin hỗ trợ công cụ làm việc để tiến độ hiệu quả công việc được hoàn thành tốt hơn. Mẫu phiếu đề xuất thiết bị công cụ làm việc được sử dụng khá phổ biến hiện nay tại các cơ quan hay doanh nghiệp giúp cho nhân viên có được sự thuận tiện trong quá trình đề xuất xin cung cấp thiết bị công cụ làm việc để đẩy nhanh tiến độ yêu cầu công việc chung.

Trong quá trình làm việc, ngoài phiếu đề xuất thiết bị công cụ làm việc thì phiếu đề nghị sử dụng xe công cũng là biểu mẫu do các cá nhân lập ra để gửi lên các phòng ban phụ trách để đề nghị được sử dụng xe của đơn vị vì công việc chung, phiếu đề nghị sử dụng xe công cần nêu rõ thông tin về người đề nghị, lý do đề nghị, thời gian sử dụng để được xem xét và phê duyệt nếu phù hợp.

2.Quy trình mua tài sản, trang thiết bị

2.1. Nhu cầu mua của các doanh nghiệp, tổ chức

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn vốn lớn và làm kinh doanh hùng mạnh trên thị trường trước tiên đều đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất bao gồm các trang thiết bị, máy móc, vật dụng làm việc cho các phòng ban, trụ sở,… thuộc về doanh nghiệp.

Mặt khác, các doanh nghiệp, tổ chức đều sở hữu khối tài sản, trang thiết bị vô cùng lớn, tính riêng một trụ sở đã chứa đến hàng triệu các máy móc, các trang thiết bị chứ chưa nói tới các chi nhánh khác với mục đích phục vụ cho công việc và các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vật dụng nào cũng có hạn sử dụng và thời gian hoạt động nhất định nên luôn cần tới sự bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để có thể tiết kiệm ngân sách khi đầu tư mua tài sản mới thay vì sửa chữa chúng.

Chính vì vậy, có thể thấy nhu cầu mua tài sản, trang thiết bị của các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay là vô cùng lớn và diễn ra thường xuyên. Các cá nhân trực tiếp quản lý và phụ trách về vấn đề này cần phải làm phiếu đề nghị sửa chữa và mua bán, sau đó gửi trực tiếp tới người đứng đầu bộ phận xác nhận, kiểm tra, tiếp theo chuyển lên ban giám đốc hoặc ban lãnh đạo để xét duyệt và xin chữ ký.

2.2. Báo giá

Báo giá là bước tiếp theo trong quy trình sửa chữa tài sản, trang thiết bị sau khi đã được ban giám đốc/ban lãnh đạo ký phiếu đề nghị.

Dựa trên căn cứ và cơ sở là phiếu đề nghị mua bán và sửa chữa, cá nhân chịu trách nhiệm về vấn đề này cần tìm hiểu và đánh giá các nhà cung ứng thích hợp trên thị trường theo các yếu tố sau đây:

  • Chất lượng vật tư, hàng hóa, tài sản, trang thiết bị

  • Thương hiệu, độ phổ biến nơi cung ứng vật dụng

  • Các phản hồi của khách hàng khác về nơi cung ứng

  • Các dịch vụ trước và sau khi ký hợp đồng

  • Tính pháp lý của nơi cúng ứng có hợp pháp hay không

Sau đó, cá nhân này sẽ lựa chọn nơi cung ứng đáp ứng các yêu cầu trên, liên hệ trực tiếp và xin báo giá với họ.

2.3. Lắp đặt

Sau khi đã lựa chọn cũng như báo giá với đối tác cung ứng, người đại diện hoặc cá nhân phụ trách sẽ gặp gỡ và ký kết hợp đồng với bên đối tác cung ứng trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, vật dụng. Tiếp theo đó, bên cung ứng trang thiết bị sẽ cử đội ngũ nhân viên tới thực hiện lắp đặt theo yêu cầu của bên đề nghị để đảm bảo hợp đồng đang diễn ra chính xác và theo đúng quy trình.

Trong quá trình thực hiện lắp đặt, bộ phận hành chính của doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình lắp đặt để đảm bảo không xảy ra các trường hợp đi trái lại với hợp đồng.

Sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt, đại diện bên doanh nghiệp và nhà cung ứng sẽ thỏa thuận tiếp và đi tới thống nhất, ký kết trên biên bản lắp đặt và nghiệm thu tài sản.

2.4. Bảo trì và sửa chữa

Trong quá trình bảo hành và hợp đồng còn hiệu lực, bên đối tác hợp tác sẽ chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa các trang thiết bị, tài sản cho bên doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng.

Cụ thể, bên đối tác sẽ cử các nhân viên bảo trì tới sửa chữa cũng như bảo dưỡng cho các máy móc, thiết bị,… thuộc nhà cung ứng trên hợp đồng


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x