Sử dụng đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động

Loại file: .pdf   |   Lượt xem: 4024   |   Lượt tải: 87    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed costs) để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty. Trong bài này chúng ta sẽ khám phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh, bao gồm đòn bẩy hoạt động (operating leverage) và đòn bẩy tài chính (financial leverage).

Đòn bẩy tài chính

Là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.

Đòn bẩy hoạt động
Là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp (thường được xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả chi phí đều thay đổi). Đòn bẩy kinh doanh sử dụng chi phí cố định làm điểm tựa, một thay đổi trong doanh thu sẽ được khuếch đại thành một thay đổi tương đối lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này của việc sử dụng chi phí cố định được gọi là độ bẩy hoạt động

3 yếu tố cơ bản của đòn bẩy hoạt động:

  • Lực tác động: chi phí cố định
  • Cánh tay đòn: Doanh thu
  • Vật cần bẩy: Lợi nhuận hoạt động

Các bạn tham khảo tài liệu về sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy kết hợp của chương trình đào tạo Fulbright để hiểu rõ hơn và nắm vững cách vận dụng đòn bẩy trong công ty mình nhé.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách khóa học

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x