Bảng xác nhận công nợ

Loại file: .xls   |   Lượt xem: 307   |   Lượt tải: 24    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

1. Xác nhận công nợ là gì?

Công nợ là một trong những vấn đề mà mọi doanh nghiệp cần phải quản lý sát sao. Nếu không cẩn thận sẽ gây nên những thất thoát lớn và rủi ro không thể khắc phục.

Mẫu xác nhận công nợ là một trong những văn bản, tài liệu bắt buộc trong quy trình quản lý này. Lập và lưu trữ biên bản xác nhận công nợ được thực hiện bởi các kế toán công nợ. 

Xác nhận công nợ và biên bản đối chiếu: Đối với cơ quan thuế thuế, biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ là biên bản không thể thiếu bởi vì đó là căn cứ để kiểm tra quá trình thanh toán (nhất là thanh toán qua ngân hàng) có thực hiện đúng quy định hay không. Tiếp đó đối với doanh nghiệp thì biên bản đối chiếu này cũng rất cần thiết để kế toán kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ của DN với nhà cung cấp, với khách hàng có thực hiện thanh toán đúng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết không. 

2. Khi nào sử dụng mẫu biên bản xác nhận công nợ?

Trong hoạt động của doanh nghiệp, công nợ được hiểu là những khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với các đối tác.

Có thể chia công nợ trong doanh nghiệp thành 02 loại:

  • Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền;

  • Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.

Trong đời sống xã hội, công nợ được hiểu là những khoản vay, mượn các bên chưa thanh toán với nhau.

Khi cần xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa cá nhân với cá nhân thì 02 bên lập Biên bản xác nhận công nợ sau khi đối chiếu các khoản nợ với nhau.

Trong Biên bản xác nhận công nợ cũng có thể thêm cam kết thời gian trả nợ.

Biên bản xác nhận công nợ là một thủ tục khá quan trọng. Nó giúp các bên có cơ sở, trung gian để thực hiện việc xác nhận, đối chiếu cũng như cam kết về thời điểm có khả năng trả nợ. Trong các hoạt động kinh doanh lớn, biên bản xác nhận công nợ được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, do bộ phận kế toán đảm nhiệm và lưu trữ.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x