Ngày đăng tin : 26/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ mấy ngày?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con thứ 2 thì được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc (hoặc có thể nhiều hơn) tùy trường hợp.
Cụ thể như sau:
- Trường hợp vợ sinh thường với 01 con: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh 01 con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh đôi (sinh thường): Chồng được nghỉ 10 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh ba trở lên: Chồng được nghỉ 13 ngày làm việc (vợ sinh ba); được nghỉ 16 ngày làm việc (vợ sinh bốn).
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ được tính trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con. Người chồng có thể nghỉ chăm vợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo tổng số ngày nghỉ không vượt quá thời gian quy định, đồng thời thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.
Lưu ý: Người chồng có thể xin nghỉ nhiều hơn thời gian kể trên nhưng không được tính hưởng thai sản bằng cách xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ không lương.
2. Vợ sinh con thứ 2 chồng được nhận bao nhiêu tiền?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam có vợ sinh con sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:
(1) Tiền trợ cấp thai sản khi vợ sinh con:
Mức hưởng | = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ | : | 24 | x | Số ngày nghỉ |
(2) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con nếu người vợ không đủ điều kiện nhận:
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, người chồng sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Trường hợp vợ cũng đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cần kèm theo điều kiện là chồng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Tiền chế độ khi nghỉ chăm vợ sinh con (Ảnh minh họa)
3. Chồng không nghỉ chăm vợ sinh con có được nhận tiền thai sản?
Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rõ, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc.
Theo đó, lao động nam phải nghỉ việc để chăm sóc vợ thì mới được nhận tiền chế độ thai sản.
Mặt khác, chế độ bảo hiểm xã hội được quy định là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết (theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
Trong khi đó, nếu vẫn đi làm bình thường khi vợ sinh con, lao động nam vẫn được công ty trả lương theo công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, tức không bị mất hoặc giảm sút thu nhập từ tiền lương do sự kiện vợ sinh con.
Chính vì vậy, nếu không nghỉ thai sản khi vợ sinh con, lao động nam sẽ không được thanh toán tiền chế độ thai sản.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !