Ngày đăng tin : 14/01/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng.
Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
- Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013) quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
- Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016) quy định về các trường hợp hoàn thuế;
- Căn cứ khoản 2 Điều 9, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014) quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hoàn thuế GTGT;
- Căn cứ khoản 3 Điều 16, khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đối tượng, trường hợp được hoàn thuế GTGT;
- Căn cứ khoản 1 Điều 40 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu hồi hoàn thuế.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, trường hợp Cục Thuế đã thực hiện hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì Cục Thuế thực hiện thu hồi số thuế GTGT đã hoàn chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng quy định của Luật Thuế GTGT và pháp luật quản lý thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Là quy định tại Thông tư 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại ban hành ngày 22/6/2025. Điều 3 Thông tư 39/2025/TT-BCT quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến - Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá bán ngay trước thời gian khuyến mại của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại, Điều 8, khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
Theo Thông tư số 39/2025/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, chương trình khuyến mại tập trung có thể áp dụng hạn mức tối đa lên tới 100% giá trị. Khoản 4 Điều 3 Thông tư 39/2025/TT-BCT quy định: - Chương trình khuyến mại tập trung được phép áp dụng hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. - Mức khuyến mại tối đa 100% cũng áp dụng cho các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương quyết định. Các trường hợp được coi là chương trình khuyến mại tập trung, gồm:
1. Làm rõ thời gian xác định hành vi vi phạm Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 125 thay cụm từ "cùng một thời điểm" thành "cùng một ngày". Theo đó, trong cùng một ngày thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn nhiều lần thì sẽ bị phạt đối với một hành vi vi phạm là lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần thay vì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm như trước đây. 2. Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt đến 100 triệu đồng Trước đây, Điều 8 Nghị định 125/2020 quy định: - Phạt cảnh cáo: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. - Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
1. Trường hợp nên lựa chọn Trọng tài thương mại 1.1. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trong bối cảnh hội nhập toàn diện về kinh tế, văn hoá và tập quán thương mại, các doanh nghiệp đều nỗ lực mở rộng thị trường thông qua các giao dịch xuyên biên giới. Khi doanh nghiệp không quen thuộc với thủ tục tố tụng của hệ thống Toà án nước ngoài thì cơ chế Trọng tài thương mại phát triển mạnh mẽ như một trong các phương án hàng đầu để giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. Có một số yếu tố nền tảng khiến cơ chế Trọng tài thương mại vượt trội hơn hệ thống Tòa án trong những tranh chấp quốc tế, có thể kể đến như: - Tính trung lập và tôn trọng tối đa sự lựa chọn của các bên: Các bên được tự do lựa chọn các yếu tố then chốt khi giải quyết tranh chấp như: trọng tài viên, ngôn ngữ, địa điểm trọng tài, luật áp dụng, giúp đảm bảo tính trung lập, không bị ràng buộc bởi hệ thống pháp lý của một quốc gia cụ thể.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !