Mô tả công việc:
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán và số sách kế toán phù hợp với đặc điểm hoat động của Công ty và quy định hiện hành để thực hiện các nghiệp vụ.
(i) Kế toán thanh toán.
(ii) Kế toán công nợ.
(iii) Kế toán tổng hợp (tập sự định hướng từ nội bộ lên tổng hợp chung) theo đúng quy định của nhà nước và của Công ty.
Mô tả công việc chi tiết.
1. Kế toán thanh toán (Tiền mặt và NH): Tổ chức, quản lý, theo dõi giám sát hoạt động thu chi (bao gồm cả thu chi nội bộ tức các khoản thu chi đối với cổ đông, CBCNV, thu tiền bán bán hàng và khách hàng/dự án như công nợ bán hàng, các khoản phải thu từ đối tác, bên thứ Ba liên quan trong hoạt động kinh doanh, hợp tác/dự án) thông qua các hoạt động.
– Lập kế hoạch thu chi theo quy định và tổ chức/đôn đốc thực hiện theo thẩm quyền.
– Theo dõi và quản lý việc thực hiện hoạt động thu chi để kịp thời báo cáo phục vụ công tác báo cáo tham mưu đề xuất các phương án giải quyết khi cần.
– Thực hiện ghi chép phản ánh, hạch toán kịp thời với mọi sự thay đổi, phát sinh hoặc hiện trạng của cá khỏan thu chi theo quy định.
2. Kế toán Công Nợ: Tổ chức quản lý/giám sát và thực thi các kế hoạch công nợ theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình của Công ty thông qua.
– Lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu để theo dõi, quản lý một cách khoa học và có hệ thống các khoản công nợ để kế hoạch thu/trả đảm bảo chống rủi ro thất thoát, hoặc quá hạn.
– Đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp thu hồi hữu hiệu đối với cac skhoản phải thu và trả nợ đối với khoản phải trả.
– Thu thập thông tin, đánh giá rủi ro tiềm năng và chủ trì/tham mưu đề xuất giải pháp.
– Báo cáo và đề xuất xử lý đối với trường hợp tồn đọng kéo dài.
– Tổ chức phản ánh, hạch toán theo quy định tình hình công nợ.
– Chủ trì/tham gia phối hợp theo phân công hoặc quy định đối với các tường hợp định giá/xác định giá trị tài sản thiệt hại có liên quan đến xác định công nợ.
3. Đối với nghiệp vụ kế toán khác được giao bao gồm nhưng không hạn chế bởi: Tài sản và công cụ dụng cụ, chi phí quản lý chung, chi phí trả trước, lương, bảo hiểm xã hội.
– Thực hiện việc ghi chép, kê khai, cập nhật phản ánh số liệu đầy đủ chính xác và kịp thời sự biến động của các chi phí này theo quy định và kịp thời.
– Tổng hơp, đánh giá phân tích tình hình các chi phí, khai thác và sử dụng để tham mưu đề xuất biện pháp quản lý với mục tiêu tiết giảm chi phí, quản lý chi phí hợp lý.
4. Kế toán thuế GTGT, thuế thu nhập. Tổ chức thực hiện việc theo yêu cầu và phân công.
5. Kế toán tổng hợp (tập sự nội bộ hướng dẫn chuyên trách tổng hợp).
– Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về các loại vốn, quỹ, tài sản và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
– Phối hợp/hướng dẫn/với các kế toán chi tiết để tìm phương pháp hạch toán thực hành hoặc và quyết định phương pháp hạch toán đảm bảo tính khoa học, hiệu quả để các báo cáo (tổng hợp và chi tiết) được lập nhanh chóng và chính xác nhất, đáp ứng yêu cầu của Công ty tác quản lý trong trường hợp phát hiện các bất đồng/sai sót.
– Thực hiện các bút toán bổ sung, hạch toán kế toán, điều chuyển.
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp, hợp lý các số liệu từ kế toán chi tiết, tính hợp pháp hợp lý và đúng đắn của các báo cáo tạo lập theo yêu cầu.
Yêu cầu chung.
1. Kế toán thanh toán.
1.1. Lập kế hoạch thu chi định kỳ theo quy định.
1.2. Thực hiện hoạt động thanh toán (thu, chi) thông qua:
– Kiểm tra, đối chiếu tính hợp lý hợp lệ của hồ sơ thanh toán để tổ chức thanh toán theo quy định và thẩm quyền đối với các hồ sơ hợp lý hợp lệ hoặc trả lại hồ sơ cho Đơn vị gửi Đề nghị thanh toán để bổ sung đối với các hồ sơ thanh toán (chi) chưa đầy đủ hoặc hợp lệ và báo cáo Đơn vị liên quan (Kế toán, Kinh doanh, TCHC, BGD) đối với các khoản thu chưa đầy đủ để các bên có biên pháp đôn đốc xử lý kịp thời, tránh thất thoát mất mát.
– Thanh toán: Trực tiếp thực hiện/tổ chức thục hiện và kiểm tra các hoạt động.
(i) In lập, các chứng từ thu chi (phiếu thu, phiếu/ủy nhiệm chi) giấy chuyển khoản, giấy rút, nộp tiền mặt theo quy định trình kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
(ii) Kiểm tra ký nháy, tham mưu đề xuất đối với các hợp đồng vay vốn, lập sổ tiết kiệm… tại ngân hàng.
1.3. Tổ chức hạch toán (tiền mặt và ngân hàng) định khoản vào máy các chứng từ, hạch toán chênh lệch (nếu có) các chi phí liên quan đến thanh toán như phí chuyển tiền, phí Token….
1.4. Tham mưu đề xuất một cách chủ động hoặc và khi được yêu cầu/trưng cầu ý kiến đối với các giao dịch/hợp đồng/hoạt động đầu tư về phương thức thanh toán, hình thức thanh toán, hồ sơ chứng từ thanh toán.
1.5. Trực tiếp quản lý các tài khoản và sổ chi tiết TK: 1111, 141, 112
2. Kế toán công nợ.
2.1. Quản lý hoạt động tạm ứng/trả trước/đặt cọc.
2.2. Kiểm tra các hồ sơ tạm ứng/hoàn tạm ứng về tính pháp lý và hợp lý đảm bảo tính an toàn và quyền lợi của Công ty.
2.3. Theo dõi việc thanh toán hoàn tạm ứng, đôn đốc thực hiện hoặc và phối hợp với các bên để đảm bảo an toàn, không bị lạm dụng vốn, ứ đọng và không tuần hoàn vốn đối với các khoản phải thu và không tùy tiện, rủi ro trong thực hiện đối với các khoản phải trả tránh các khoản phạt hợp đồng, đặt cọc.
2.4. Đề xuất, tham mưu hoặc phối hợp với các bên liên quan có biện pháp thu hồi tạm ứng đối với các khoản tạm ứng không hoàn trả theo quy định trong đó đặc biệt và bao gồm chủ động đơn phương khấu trừ tiền lương/các khoản thu mà CBNV được hưởng lợi gần nhất đối với dateline hoàn tạm ứng đối với các khoản hoàn tạm ứng của nội bộ không thực hiện.
2.5. Quản lý các khoản phải thu/hoàn/hồi khác: Theo dõi, đôn đốc, thực hiện thu hồi hoặc và hướng dẫn, giám sát có biện pháp hỗ trợ cần thiết để đảm bảo việc thu hồi kịp thời các khoản phải thu khác (phải thu nội bộ như: phải thu của cổ đông, phải truy hồi của CBNV như: trách nhiệm vật chất, bồi thường thiệt hại…. và thu của khách hàng/dự án/đối tác) không gây thất thoát và tiết giảm chi phí cho Công ty đối với các khoản thu thông qua:
(i) Thu thập, cập nhật các cơ sở pháp lý của khoản phải thu bao gồm: danh tính, địa chỉ thường trú, hoạt động…. của bên có nghĩa vụ công nợ phục vụ công tác quản lý thu hồi/chi trả.
(ii) Tham mưu, đề xuất và tổ chức việc tiến hành các thủ tục hồ sơ pháp lý cần thiết nhằm đảm bảo tính pháp lý cho khoản công nợ phòng ngừa các hiện tượng lừa đảo hoặc và chiếm dụng/thoái thác hoặc đùn đẩy trách nhiệm thông qua việc soạn thảo và tống đạt lưu trữ các văn bản pháp lý cho thấy nghĩa vụ công nợ như: khế ước, biên nhận, phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi/ủy nhiệm thu/giấy nộp rút chuyển khoản… và các văn bản liên quan đến giao dịch công nợ.
(iii) Lập kế hoạch/theo dõi và đôn đốc thực hiện/thực hiện/tham gia thực hiện việc thu hồi các khoản phải thu nội bộ bao gồm:
– Quản lý và giám sát các bên thực hiện các cam kết về công nợ/quy định trong việc hoàn đổi đối với các khoản phải thu.
– Hướng dẫn bên phải thu phải trả thực hiện đúng quy trình, thủ tục bao gồm và có biện pháp Kiểm tra giám sát và có biện pháp cần thiết – nếu cần để đảm bảo giao dịch thực hiện đúng trình thự thủ tục, chưng từ nộp, chuyển khoản hợp lệ đảm bảo đủ cơ sở để hạch toán.
2.6. Trực tiếp quản lý các tài khoản: 13111,33111,1111, 141, 112
3. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
3.1. Lập và theo dõi danh mục tài sản cố định, lập thẻ tài sản, cập nhật các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
3.2. Theo dõi, tham gia theo quy định việc thanh lý, nhượng bán, định giá tài sản đảm bảo đúng quy định và quy trình.
3.3. Trích khấu hao theo đúng khoản mục chi phí và theo đúng bộ phận sử dụng.
3.4. Tiến hành kiểm kê tài sản cố định định kỳ.
3.5. Trực tiếp quản lý các TK: 211, 214,6424.
4. Đối với nghiệp vụ kế toán tiền lương, BHXH.
4.1. Tính toán/kiểm tra lại số liệu tiền lương tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ để duyệt chi để chuyển kế toán thanh toán; phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định, trình tự.
4.2. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, tổng hợp chi phí lương CBNV hàng quý để chuyển KTTH lên báo cáo TGTGT, TTNCN theo quy định.
4.3. Trực tiếp quản lý các tài khoản 3341, 3383,3384,3389, 6421
5. Đối với nghiệp vụ kế toán thuế GTGT và thuế TN.
Tổng hợp các hóa đơn mua vào/bán ra và tổng hợp chi phí lương CBNV hàng quý để chuyển KTTH lên báo cáo TGTGT, TTNCN theo quy định.
6. Đối với nghiệp vụ kế toán tổng hợp Công ty B56.
– Tổng hợp các số liệu từ các kế toán chi tiết/nghiệp vụ đảm bảo đầy đủ và đúng tiến độ để phục vụ công tác tổng hợp báo cáo theo quy định và theo yêu cầu.
– Hướng dẫn xử lý/hạch toán/thực hành phần hành các nghiệp vụ chi tiết đối với các nghiệp vụ chi tiết và phần kế toán tổng hợp.
– Đôn đốc việc cung cấp thông tin, số liệu kế toán để phục vụ công tác lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
– Lập các báo cáo theo quy định và yêu cầu quản trị.
– Tham mưu/giúp việc hoặc và chủ trì giải trình các vấn đề về mặt chuyên môn đối với lĩnh vực được giao trước cơ quan nhà nước và Bên thứ 3 theo quy định và chỉ đạo.
Thời gian làm việc: Sáng từ 8h00 đến 11h00 – Chiều từ 13h00 đến 17h30 (Tháng nghỉ 02 thứ 07).
Quyền lợi.
– Lương, thưởng (thỏa thuận) theo quy định Công ty không bao gồm các khoản thưởng, chi trả khác từ nguồn khác như phúc lợi, cân đối ngân sách trong Group.
– Đóng bảo hiểm theo quy định và được bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước (4-5*).
– Được đào tạo trong và ngoài nước.
– Có cơ hội thăng tiến.
Nơi nộp hồ sơ tại: Tầng 6, Số 73 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Đơn xin việc viết tay.
– Sơ yếu lý lịch Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4×6 (không quá 06 tháng).
– Bản sao giấy khai sinh, các văn bằng, chứng chỉ.
– Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng.
– Chứng minh thư, hộ khẩu photo công chứng.