Ngày đăng tin : 22/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đang hưởng lương hưu có được rút một cục?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lương hưu được cơ quan BHXH chi trả hàng tháng cho người lao động nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như dịch bệnh, dịp Tết, lương hưu sẽ được trả gộp 02 tháng.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu được yêu cầu hưởng trợ cấp 1 lần. Nội dung này được được quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 Luật BHXH năm 2014:
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Theo đó, nếu ra nước ngoài định cư, người lao động đang hưởng lương hưu có thể yêu cầu hưởng trợ cấp 1 lần. Quy định này được áp dụng với cả người lao động đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Như vậy, nếu có nhu cầu, người lao động đang nhận lương hưu hằng tháng có thể rút một cục khi ra nước ngoài định cư.
2. Mức trợ cấp 1 lần khi đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài định cư
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật BHXH năm 2014, mức trợ cấp 1 lần khi đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài để định cư được tính như sau:
Mức trợ cấp 1 lần | = | (1,5 x | Số năm đóng BHXH trước 2014 | + | 2 x | Số năm đóng BHXH từ 2014 | - | 0,5 x | Số tháng đã hưởng lương hưu) | x | Lương hưu hằng tháng |
Trong đó:
- Mức trợ cấp 1 lần thấp nhất = 03 tháng lương hưu đang hưởng.
- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ được làm tròn như sau:
+ Lẻ từ 01 - 06 tháng: Tính là nửa năm.
+ Lẻ từ 07 - 11 tháng: Tính là một năm.
+ Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 có tháng lẻ: Chuyển số tháng lẻ sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
Ví dụ: Ông A đóng BHXH 20 năm 4 tháng (từ tháng 01/2000 đến hết tháng 4/2021) thì nghỉ hưu. Mức lương hưu được nhận tại tháng 5/2021 là 04 triệu/tháng. Ông A nhận lương hưu đến hết tháng 7/2021 thì ra nước ngoài định cư.
Khi đó, mức trợ cấp 1 lần mà ông A được nhận tính như sau:
Trợ cấp 1 lần = (1,5 x 13 năm đóng BHXH trước năm 2014 + 2 x 7,5 năm đóng BHXH từ năm 2014 - 0,5 x 3 tháng đã hưởng lương hưu) x 04 triệu đồng = 132 triệu đồng.
3. Thủ tục lấy trợ cấp 1 lần khi đi định cư nước ngoài
Theo hướng dẫn mới nhất tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư, người lao động đang hưởng lương hưu cần thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bộ hồ sơ được coi là đầy đủ và hợp lệ gồm:
- Bản chính Đơn đề nghị (theo Mẫu 14-HSB).
- Bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền vể việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả lương hưu.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp 1 lần.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc về câu hỏi liệu đang nhận lương hưu có được rút một cục hay không.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Từ ngày 01/6/2025, dừng thu đoàn phí và kinh phí công đoàn của doanh nghiệp? Theo Công văn 4133/TLĐ-ToC (ban hành ngày 23/5/2025), một trong số các nhiệm vụ quan trọng mà các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn sẽ thực hiện là việc sắp xếp, giải thể và dừng thu đoàn phí. Cụ thể (1) Sắp xếp, giải thể tổ chức: Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang sẽ phải tiến hành giải thể, hạ cấp tổ chức. Đồng thời, các ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn của các đơn vị này sẽ chấm dứt hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 60-NQ/TW. Thời gian hoàn thành việc giải thể tổ chức công đoàn và chấm dứt hoạt động của các cơ quan công đoàn này là trước ngày 15/6/2025.
5 trường hợp nhận tiền vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn, người dân cần lưu ý có 05 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân sau đây: - Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự chưa được quyết toán thuế Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.
Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn việc tính, việc xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !