Ngày đăng tin : 08/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Người lao động bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1 - Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng được nhận.
2 - Có việc làm.
3 - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
4 - Hưởng lương hưu hằng tháng.
5 - Sau 02 lần từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.
6 - Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp có 03 tháng liên tục không thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm.
7 - Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
8 - Đi học tập từ đủ 12 tháng trở lên.
9 - Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.
10 - Chết.
11 - Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc.
12 - Bị tòa án tuyên bố mất tích.
13 - Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Lưu ý: Trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
Ví dụ: Trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị A ghi nhận được hưởng trợ cấp thất nghiệp là từ ngày 06/7/2021 đến ngày 05/10/2021. Đến ngày 04/9/2021, chị A bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do đã tìm được việc làm. Trường hợp này chị A vẫn được được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng 9.
Thử việc có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Đối chiếu với các căn cứ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nói trên không thấy có trường hợp thử việc nhưng liệu thử việc có được coi là “có việc làm” để chấm dứt hưởng trợ cấp không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, người lao động được coi là có việc làm nếu thuộc một trong 04 trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.
- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà người lao động làm chủ.
- Tự thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Mặc khác, theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, khi có thỏa thuận về việc làm thử, các bên có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
Cùng với đó, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì hợp đồng lao động này phải có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên do khoản 3 Điều 24 Bộ luật này yêu cầu không thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng.
Như vậy, người lao động nếu đang thực hiện hợp đồng thử việc thì chưa được coi là đã có việc làm nên vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thử việc.
Trong khi đó, nếu thử việc nhưng ký hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được xác định là có việc làm, từ đó dẫn tới bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Những việc doanh nghiệp cần làm khi thay đổi địa giới hành chính Cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì thông tin về trụ sở sở chính của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi. Mặc dù thực tế doanh nghiệp không di chuyển trụ sở nhưng tên trụ sở về mặt hành chính thì tên địa chỉ đã không còn phù hợp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin thể hiện Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, khoản 1 Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngày 23/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Theo Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH, căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau: - Về cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động: Các cơ quan chức năng thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !