Ngày đăng tin : 30/09/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Công việc đã qua đào tạo là công việc như thế nào?
Trước đó, Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2022) đã hướng dẫn cụ thể về cách trả lương và các trường hợp người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, có thể hiểu đơn giản, công việc đã qua đào tạo là những công việc đòi hỏi người lao động phải có bằng cấp hoặc được người sử dụng lao động đào tạo và công nhận, cụ thể bao gồm:
- Lao động đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo Nghị định số 90-CP năm 1993.
- Lao động đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005.
- Lao động đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề theo Luật Dạy nghề.
- Lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Luật Việc làm.
- Lao động đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Lao động đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học.
- Lao động đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Lao động đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí cho làm công việc đòi hỏi qua đào tạo nghề.
Bạn đọc có thể tìm đọc Thông tư 26/2020/TT-BLĐTBXH để xem danh mục các ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng.
Hiện nay, Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 38/2022/NĐ-CP nhưng Nghị định 38 lại không có nội dung nào hướng dẫn về vấn đề này.
Do đó, để hiểu thế nào là công việc đã qua đào tạo, người lao động và doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã nêu ở trên.
Người làm công việc đã qua đào tạo được trả lương cao hơn 7%?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu trả người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Tuy nhiên, Nghị định 90 đã chính thức bị thay thế bởi Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/7/2022. Trong khi đó, Nghị định 38/2022/NĐ-CP lại không có nội dung nào ghi nhận việc phải trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng chỉ là mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động được trả lương theo tháng khi đã làm đủ thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, với những nội dung đáng chú ý sau:
- Yêu cầu doanh nghiệp rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định để điều chỉnh cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương của người lao động.
- Tiếp tục thực hiện những thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động, trừ các bên có thỏa thuận khác.
- Nếu trước đó có thực hiện chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc đã học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, với các hợp đồng lao động đã thực hiện trước ngày 01/7/2022 mà có nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ đương nhiên được trả lương cao hơn 7% như đã cam kết.
Còn với các hợp đồng lao động, thỏa thuận ký và thực hiện từ ngày 01/7/2022 thì không bắt buộc phải thỏa thuận trả lương cao hơn tối thiểu 7% so với lương tối thiểu vùng cho người làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo nhưng vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Nguôn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hợp đồng học nghề, tập nghề phát sinh tiền lương, tiền công không phải đóng BHXH nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động về học nghề, tập nghề. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật Lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
1. Trường hợp nào được xem là chậm đóng BHXH? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không thuộc trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !