Ngày đăng tin : 28/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Khi nào cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp?
Cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023:
- Kiểm tra từ hồ sơ thuế.
- Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Kiểm tra hoàn thuế.
- Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề.
Việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo kế hoạch, chuyên đề được ưu tiên thực hiện theo thứ tự rủi ro từ cao xuống, kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế và không trùng lặp với những doanh nghiệp đã được đưa vào kế hoạch thanh tra thuế.
- Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền.
- Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
- Kiểm tra đột xuất:
Kiểm tra theo đơn tố cáo;
Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
Kiểm tra trước hoàn thuế;
Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 phần việc, cụ thể như sau:
Phần việc thứ nhất: Công bố Quyết định kiểm tra thuế
- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế trừ trường hợp bãi bỏ/hoãn kiểm tra.
- Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải công bố Quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra.
- Sau khi công bố Quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp phải có biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Nếu doanh nghiệp không ký biên bản công bố Quyết định kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện xử lý như trường hợp người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra/cố tình trốn tránh không chấp hành Quyết định kiểm tra.
Phần việc thứ 2: Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong Quyết định kiểm tra thuế.
- Căn cứ phân công công việc của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện các công việc theo phân công của trưởng đoàn kiểm tra.
- Căn cứ phân công công việc của từng thành viên đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế không có trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế.
- Căn cứ phân công công việc, thành viên đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung đã phân tích, đánh giá rủi ro và các nội dung thuộc phạm vi Quyết định kiểm tra với các hồ sơ tài liệu thu thập khi kiểm tra.
- Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán bằng phần mềm kế toán thì yêu cầu cung cấp sổ kế toán được lưu trữ trên các dữ liệu điện tử đọc được bằng các phần mềm văn phòng thông dụng, có nội dung như bản người nộp thuế đã in ra để lưu trữ theo quy định, mà không yêu cầu in ra giấy.
Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế có Quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Điều 112 Luật Quản lý thuế 2019.
- Trường hợp trong thời gian kiểm tra, người nộp thuế tự phát hiện khai sai, đã khai bổ sung hồ sơ thuế và nộp số tiền thuế khai sai/gian lận vào ngân sách nhà nước thì đoàn kiểm tra ghi nhận chứng từ nộp tiền, số tiền thuế đã nộp vào biên bản để xử lý vi phạm theo Luật Quản lý thuế 2019.
- Trường hợp người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của đoàn kiểm tra/cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của đoàn kiểm tra trong thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thì đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thông qua biên bản vi phạm hành chính có chữ ký của người nộp thuế/đại diện người nộp thuế.
Trường hợp người vi phạm, đại diện đơn vị vi phạm không có mặt/cố tình trốn tránh/vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra vi phạm/của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận. Nếu không có sự xác nhận của chính quyền/người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu nội dung phát hiện qua kiểm tra có thể dẫn đến khiếu nại của người nộp thuế khi ban hành Quyết định xử lý/Kết luận kiểm tra về kết quả xử lý thì Trưởng đoàn kiểm tra phải tập hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung vướng mắc để báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra:
Khi nhận được văn bản, hồ sơ xin ý kiến của trưởng đoàn kiểm tra về những vướng mắc khi tiến hành kiểm tra thì Lãnh đạo bộ phận kiểm tra phải đưa ra ý kiến chỉ đạo xử lý bằng văn bản, nếu còn vướng mắc thì có văn bản xin ý kiến Người ra quyết định kiểm tra trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo nội dung vướng mắc của Trưởng đoàn kiểm tra.
Trường hợp phải lấy ý kiến các bộ phận khác/xin ý kiến cơ quan cấp trên thì Lãnh đạo bộ phận kiểm tra báo cáo Người ra quyết định kiểm tra có văn bản lấy ý kiến. Văn bản lấy ý kiến được gửi trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Lãnh đạo bộ phận kiểm tra.
Khi nhận được ý kiến tham gia thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc đoàn kiểm tra phải tổng hợp báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Người ban hành Quyết định kiểm tra để xem xét, quyết định.
- Trong quá trình kiểm tra, xác định trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp/trường hợp cần thiết phải gia hạn kiểm tra để xử lý nội dung vướng mắc có khả năng xảy ra khiếu nại thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra chậm nhất 01 ngày làm việc trước khi kết thúc thời gian kiểm tra để ban hành Quyết định gia hạn kiểm tra.
Việc gia hạn kiểm tra không quá 01 lần, thời hạn gia hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
- Kết thúc kiểm tra phần công việc được giao, thành viên đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác nhận số liệu với đại diện người nộp thuế (theo mẫu 09/QTKT Quyết định 970/QĐ-TCT).
Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản xác nhận số liệu kiểm tra.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !