Ngày đăng tin : 19/11/2021
10 nội dung doanh nghiệp phải công khai với người lao động
Khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động biết, đó là:
1 - Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2 - Nội quy lao động.
3 - Thang lương, bảng lương, định mức lao động.
4 - Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
5 - Các thỏa ước lao động tập thế mà người sử dụng lao động tham gia.
6 - Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
7 - Việc trích nộp kinh phí công đoàn.
8 - Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
9 - Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
10 - Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm công khai các thông tin trên đến với những người lao động mà mình đang sử dụng.
Doanh nghiệp phải công khai thông tin theo hình thức nào?
Khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã chỉ ra các hình thức công khai các nội dung về lao động, bảo hiểm tại doanh nghiệp, bao gồm:
1 - Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
2 - Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
3 - Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
4 - Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
5 - Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định nêu trên, tùy nội dung mà người sử dụng lao động phải công khai theo từng hình thức cụ thể hoặc lựa chọn một trong các hình thức trên và phải thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Cụ thể:
Stt | Nội dung | Hình thức công khai |
1 | Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động | Tùy chọn hình thức, nếu nằm trong nội dung đối thoại thì phải công bố công khai tại nơi làm việc |
2 | Nội quy lao động | Niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc |
3 | Thang lương, bảng lương, định mức lao động | Công bố công khai tại nơi làm việc |
4 | Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động
| Công bố công khai tại nơi làm việc nếu nằm trong nội dung đối thoại tại nơi làm việc |
5 | Các thỏa ước lao động tập thế | Công bố cho người lao động biết |
6 | Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có) | Công bố công khai tại nơi làm việc đối với quy chế thưởng, nội dung còn lại có thể lựa chọn hình thức công khai |
7 | Việc trích nộp kinh phí công đoàn | Tùy chọn hình thức |
8 | Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp | Tùy chọn hình thức |
9 | Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động
| Tùy chọn hình thức, quyết định kỷ luật |
10 | Nội dung khác theo quy định của pháp luật | Theo hình thức cụ thể được quy định hoặc tùy chọn |
Mức phạt nếu không công khai thông tin cho người lao động
Căn cứ Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu không công khai cho người lao động những nội dung sau:
Hành vi | Mức phạt đối với người sử dụng lao động | |
Cá nhân | Tổ chức | |
Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng | 02 - 05 triệu đồng (Điểm a khoản 1 Điều 16) | 04 - 10 triệu đồng (Điểm b khoản 3 Điều 5) |
Không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. | 500.000 - 01 triệu đồng (Khoản 1 Điều 18) | 01 - 02 triệu đồng (Điểm b khoản 3 Điều 5)
|
Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp | 500.000 - 01 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 38) | 01 - 02 triệu đồng (Điểm b khoản 3 Điều 5) |
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Lao động nữ nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì có thể bị chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên khỏi danh sách Đảng viên. Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 của Bộ Chính trị cũng nêu cụ thể các đối tượng Đảng viên phải đóng đảng phí bao gồm: 1 - Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang. 2 - Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động được nghỉ thai sản là 6 tháng hay 180 ngày? Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng nếu sinh một con. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, lao động nữ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng.
1. Lao động nam được nghỉ thai sản trong bao lâu? Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam được nghỉ thai sản trong 02 trường hợp sau: - Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con. - Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thực hiện biện pháp triệt sản.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút những ứng viên tài năng trong lĩnh vực kế toán có thể trở nên một thách thức đối với các nhà tuyển dụng. Sanketoan đã ra đời với mục tiêu giúp đỡ nhà tuyển dụng tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên kế toán chất lượng, mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !