Ngày đăng tin : 16/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Mỗi người 1 tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Bộ luật Lao động hiện hành không quy định cụ thể 01 tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày mà ghi nhận tổng số ngày nghỉ phép trong năm của người lao động tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, số ngày nghỉ hàng năm hay còn gọi là nghỉ phép năm sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động. Cụ thể:
- Nếu người lao động làm việc dưới 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
- Nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên thì tổng số ngày phép trong năm của người lao động đó được xác định như sau:
Trường hợp | Số ngày phép |
Làm việc trong điều kiện bình thường | 12 ngày |
Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | 14 ngày |
Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | 16 ngày |
Ngoài ra, nếu có thâm niên làm việc trên 05 năm cho 01 người sử dụng lao động thì cứ 05 năm, người lao động được cộng thêm 01 nghỉ phép năm.
Với tổng số ngày phép kể trên, nếu chia đều cho 12 tháng trong năm thì mỗi người lao động 01 tháng sẽ có ít nhất 01 ngày phép.
Trường hợp được tính 01 phép cho mỗi tháng làm việc khá phổ biển. Tuy nhiên, nếu thuộc đối tượng đặc biệt hoặc có thêm phép thâm niên thì số ngày nghỉ phép mỗi tháng của người lao động sẽ nhiều hơn 01 ngày.
2. Chế độ nghỉ phép năm có tính thứ 7 Chủ nhật không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ phép năm tính theo ngày làm việc, tức không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Trong khi đó, ngày thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần lại thường được sắp xếp là ngày nghỉ hằng tuần của rất nhiều người lao động.
Do đó, với những trường hợp nghỉ cố định thứ 7, Chủ nhật hằng tuần thì ngày nghỉ phép năm sẽ không bao gồm ngày thứ 7, Chủ nhật.
Ngược lại, nếu người lao động làm ca kíp linh hoạt theo bố trí của người sử dụng lao động với ngày nghỉ hằng tuần không cố định thì nhiều khả năng vẫn phải đi làm ngày thứ 7 và Chủ nhật. Trường hợp này thì ngày nghỉ phép năm vẫn tính cả thứ 7 và Chủ nhật.
3. Nghỉ phép có được hưởng lương không?
Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ, người lao động nghỉ phép năm được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, khi nghỉ làm theo diện nghỉ phép năm, người lao động vẫn được tính đủ lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Do đó, dù không đi làm nhưng ngươi lao động sẽ không bị trừ lương. Đến kỳ nhận lương, người lao động sẽ được doanh nghiệp trả đủ tiền lương theo thỏa thuận.
Lưu ý, khoản tiền lương trả cho ngày nghỉ phép năm chỉ tính theo lương thỏa thuận trong hợp đồng (thường là lương cơ bản) chứ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ.
Với một số công ty có chế độ chuyên cần thì việc nghỉ phép năm có thể ảnh hưởng đến khoản trợ cấp chuyên cần mà người lao động được nhận cuối tháng.
Mỗi công ty sẽ có những chính sách, quy định riêng đối với chế độ chuyên cần để khích lệ người lao động đi làm đầy đủ. Ví dụ nghỉ quá 03 ngày/tháng (không tính ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết) thì sẽ bị cắt trợ cấp chuyên cần.
4. Nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hiện nay pháp luật không có quy định về thời gian báo trước khi nghỉ phép năm. Theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, việc nghỉ phép năm là quyền của người lao động.
Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ luật Lao động đã trao việc quy định lịch nghỉ hằng năm cho người sử dụng lao động.
Cụ thể, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người đó biết.
Do đó, thời gian nghỉ phép năm sẽ phải được ấn định từ trước. Đến ngày nghỉ, người lao động có quyền nghỉ làm và hưởng nguyên lương; người sử dụng lao động phải chủ động bố trí người lao động thực hiện công việc, đồng thời phải đảm bảo trả đủ tiền lương cho người lao động.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều không ban hành lịch nghỉ hằng năm hoặc có thì cũng quy định theo một cách linh hoạt để tạo điều kiện cho người lao động.
Tuy nhiên họ cũng đặt ra một số quy định về việc xin nghỉ phép năm để đảm bảo có đủ thời gian để sắp xếp, bố trí công việc. Do đó người lao động cũng cần tuân thủ quy định mà doanh nghiệp đặt ra.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178? Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm: - Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc. Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !