Ngày đăng tin : 14/04/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Mỗi tháng được nghỉ khám thai mấy lần?
Hiện nay pháp luật không giới hạn cụ thể số ngày lao động nữ được nghỉ khám thai trong một tháng.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, trong suốt quá trình thai kỳ, lao động nữ chỉ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 05 lần.
Tương ứng với mỗi lần đi khám thai, lao động nữ sẽ được 01 ngày/lần hoặc 02 ngày/lần (nếu ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường).
Người lao động có thể tự phân bố thời gian nghỉ khám thai theo khuyến nghị của bác sĩ để tận dụng tối đa quyền lợi mà vẫn có thể nắm được tình hình của thai nhi trong các giai đoạn phát triển quan trọng.
Nếu cần thiết, lao động nữ hoàn toàn có thể nghỉ làm đi khám thai nhiều cần trong tháng. Nhưng nhớ rằng, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết quyền lợi cho tối đa 05 giấy nghỉ khám thai, những lần khám thai sau đó sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản nữa.
2. Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?
Chế độ khám thai là một trong những quyền lợi về bảo hiểm mà bất kì lao động nữ nào mang thai cũng được hưởng.
Trong khi đó, tiền chuyên cần là một khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc của người lao động. Khoản tiền này được thanh toán bởi người sử dụng lao động nhưng đây không phải là khoản bắt buộc chi trả.
Mức phụ cấp lương, cụ thể là phụ cấp chuyên cần sẽ do người sử dụng lao động tự quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng cụ thể khi người lao động đáp ứng được điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra.
Do đó, để biết chính xác nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không cần xem kỹ quy chế, nội quy doanh nghiệp:
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp yêu cầu phải làm đủ số ngày công trong tháng mới được nhận tiền chuyên cần thì người nghỉ khám thai sẽ bị trừ tiền chuyên cần trong tháng.
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp cho phép tính đủ chuyên cần với trường hợp nghỉ chế độ bảo hiểm thì người nghỉ khám thai sẽ không bị trừ tiền chuyên cần của tháng đó.
Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều đang áp dụng theo trường hợp 1, chỉ có một số nơi thực hiện theo trường hợp 2. Bởi tâm lý chung của người sử dụng lao động thường muốn cắt giảm chi phí cho phần nhân sự để tập trung cho các mục tiêu kinh doanh khác.
Mặc dù phụ cấp chuyên cần không quá lớn nhưng cũng góp phần tăng thêm một phần thu nhập cho người lao động. Do đó, để không bị thiệt thòi về quyền lợi, người lao động nên tìm hiểu kỹ nội quy, quy chế của công ty nơi mình đang làm việc.
3. Khám thai vào ngày nghỉ có được tính hưởng bảo hiểm không?
Thay vì xin nghỉ làm để đi khám thai trong tuần để rồi bị trừ tiền chuyên cần, người lao động chuyển sang đi khám thai vào ngày nghỉ, ngày lễ thì có được tính thanh toán tiền bảo hiểm xã hội không?
Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính theo ngày làm việc mà không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Do đó, người lao động đi khám thai vào ngày nghỉ sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi bản chất của bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178? Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm: - Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc. Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Đây là một trong những quy định mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/6/2025. Theo đó, khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !