Ngày đăng tin : 30/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán xuất nhập khẩu là gì
Kế toán xuất nhập khẩu là người giỏi kiến thức và kinh nghiệm thực tế để thực hiện hạch toán các loại chứng từ xuất nhập khẩu.
Công việc của kế toán xuất nhập khẩu
– Làm thủ tục hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu, kiểm kê hàng hóa
– Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, làm chứng từ thông quan
– Cập nhật tỷ giá ngoại tệ trong ngày thường xuyên và liên tục
– Giao dịch ngân hàng
– Tiến hành làm thủ tục mở L/C, hay thanh toán T/T cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi phát sinh
– Kế toán xuất nhập khẩu xử lý các chứng từ bất hợp pháp, làm thủ tục chứng từ khi xuất khẩu hàng để giao cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
– Nộp thuế xuất nhập khẩu và giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
– Tiến hành hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ và hạch toán vào sổ kế toán và phần mềm.
…
Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu
– Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu
– Kiểm tra và đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu
– Hạch toán chi tiết nghiệp vụ hàng hóa, thanh toán ngoại thương phù hợp với đặc điểm kinh của doanh nghiệp.
– Kiểm tra và giám sát thủ tục thanh toán, tình hình tiêu thụ hàng hóa.
– Xác định chi phí, đầy đủ hàng xuất nhập khẩu.
– Kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện lập kế hoạch.
Dịch vụ kế toán xuất nhập khẩu
Công việc cũng như nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu là rất quan trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều mảng trong kế toán, đặc biệt là thuế chính vì vậy một doanh nghiệp cần phải có một kế toán xuất nhập khẩu giàu kinh nghiệm, am hiểu về cách hạch toán hàng xuất nhập khẩu chi tiết và đúng theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời phải nhạy bén trong cách xử lý những rủi ro, trục trặc khi làm việc với hải quan, và thuế.
Và chính vì vậy mà hiện nay để đảm bảo nhất và tránh rủi ro với cơ quan thuế, các doanh nghiệp thường tìm đến dịch vụ kế toán xuất nhập khẩu. Bởi với dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm và không phải lo lắng về vấn đề công việc kế toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là chi phí rẻ hơn nhiều so với việc thuê nhân viên kế toán cố định làm ở văn phòng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !