Ngày đăng tin : 11/12/2021
1. KPI là gì?
KPI là chữ cái viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator. KPI được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp.
Các chỉ số KPI giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá được việc thực hiện công việc của người lao động một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng nhờ các số liệu cụ thể.
Dựa trên mức độ hoàn thành KPI, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chế độ thưởng khác nhau cho từng cá nhân người lao động.
Ngoài ra, KPI còn giúp người lao động hiểu được mức độ hoành thành công việc, tạo động lực để họ làm việc và phấn đấu thực hiện mục tiêu nhất định.
2. Lương được trả theo KPI tính như thế nào?
Hiện nay có hai cách phổ biến thường được doanh nghiệp sử dụng để tính toán tiền lương KPI:
Cách 1. Tính lương hiệu quả theo hệ số KPI
Trong cách này có hai phương được áp dụng là lương 3P hoặc lương 2P.
- Phương pháp lương 2P là phương pháp trả lương theo vị trí công việc và kết quả công việc. Đây được hiểu là việc trả lương cố định theo vị trí chức danh cùng với khoản lương tương ứng với kết quả công việc mà người đó đạt được.
- Phương pháp lương 3P là cách trả lương dựa trên 03 yếu tố cơ bản: vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả công việc. Phương pháp này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vì tính công bằng và nâng cao năng lực tổ chức bởi ngoài lương cứng, nhân viên còn được hưởng thêm lương hiệu quả, năng suất công việc.
Cách 2. Tính thưởng theo KPI
Cách này được áp dụng với những doanh nghiệp không muốn thay đổi quá nhiều quy chế lương cũ nhưng vẫn muốn áp dụng KPI để người lao động có động lực phấn đấu. Khi đó, KPI sẽ được coi là công cụ để tính ra một phần tiền thưởng, trả theo tháng, quý hoặc năm phản ánh hiệu quả làm việc của người lao động.
3. Không đạt KPI, doanh nghiệp có được trừ lương người lao động?
Ngoài việc đặt ra cơ chế thưởng khi hoàn thành các chỉ tiêu KPI, nhiều doanh nghiệp còn quy định cả cơ chế phạt đối với nhân viên của mình. Theo đó, tùy vào mức độ không hoàn thành nhiệm vụ mà người lao động sẽ bị trừ một số tiền nhất định.
Tuy nhiên, việc làm này là không đúng quy định của pháp luật bởi theo Bộ luật Lao động năm 2019, chỉ có duy nhất một trường hợp được trừ lương người lao động:
Điều 102. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
Như vậy, nếu vì người lao động không hoàn thành nhiệm vụ mà trừ lương cứng của người đó là trái luật.
Trường hợp khấu trừ lương không đúng định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định này, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm mà doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức sau:
- Vi phạm từ 01 - 10 người lao động: Phạt 05 - 10 triệu đồng.
- Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 10 - 20 triệu đồng.
- Vi phạm từ 51 - 100 người lao động: Phạt 20 - 30 triệu đồng.
- Vi phạm từ 101 - 300 người lao động: Phạt 30 - 40 triệu đồng.
- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm phải trả lại đủ tiền lương cho người lao động.
Nâng tầm giá trị kế toán - Ngày nay đối với một doanh nghiệp vị trí kế toán rất quan trọng. Thể hiện định hướng và sách lược đường lối của doanh nghiệp đó.
Hiện tại dù chưa phải là giỏi, chưa phải là tài, nhưng mình rất hạnh phúc khi đi đúng hướng, nghề kế toán có thể nuôi mình và gia đình.
Mạng xã hội đã bỏ xa thông tin từ trường học (18,86%), bạn bè (17,92%) và truyền thông truyền thống (5,66%) để trở thành nguồn thông tin nghề nghiệp hàng đầu.
Trong một khảo sát đáng tin cậy của Harvard Business Review, 97% các nhà điều hành chọn tư duy chiến lược chính là yếu tố vàng cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp của họ.