Ngày đăng tin : 07/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trúng tuyển vị trí kế toán tại các doanh nghiệp lớn, có tiếng tăm không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn để vượt qua thử thách của nhà tuyển dụng. Đặc biệt, nếu có bí quyết trả lời các câu hỏi phỏng vấn kế toán phổ biến, bạn sẽ có sự tự tin để ứng phó khéo léo mọi tình huống một cách chuyên nghiệp hơn.
Trên thực tế việc gửi CV xin việc kế toán và được gọi đến phỏng vấn đối với tất cả các ngành nói chung, ngành kế toán nói riêng đều cần có kinh nghiệm nhất định. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về buổi phỏng vấn đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để buổi đối mặt với nhà tuyển dụng đạt kết quả như mong đợi.
I. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán
1. Tìm hiểu chi tiết thông tin nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển
Đây là điều ứng viên không thể quên, bởi khi bạn có nhu cầu ứng tuyển vị trí nào của doanh nghiệp thì hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ về doanh nghiệp đó và công việc của mình là gì. Hầu hết thông tin sẽ được cập nhật trên website hay trên mạng.
Nếu bạn là người hiểu rõ công ty và vị trí ứng tuyển thì khi nhà tuyển dụng hỏi đến, bạn trả lời trôi chảy sẽ khiến họ cảm nhận được sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm của bạn cho công việc. Đây cũng là kinh nghiệm cho bạn khi có nhu cầu tìm việc làm tại bất cứ doanh nghiệp hay ngành nghề nào.
2. Chuẩn bị sẵn sàng kiến thức, nghiệp vụ kế toán
Khác với nhiều công việc chỉ cần có kinh nghiệm hay kỹ năng là đủ, nghề kế toán đòi hỏi ứng viên có bằng cấp chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng (cho dù bạn vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm đi làm trong thực tế). Cũng vì đặc điểm nghề nghiệp này mà gần như, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ có bài kiểm tra năng lực với ứng viên vị trí kế toán.
Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh của công ty cũng như vị trí kế toán cụ thể bạn ứng tuyển (tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán thanh toán...) mà bài kiểm tra nghiệp vụ sẽ khác nhau, có thể kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ đồng hồ. Đôi khi, ứng viên cũng có thể gặp phải bài test tiếng Anh, IQ.
Cách tốt nhất để thực sự sẵn sàng cho buổi phỏng vấn kế toán là bạn nên chủ động ôn lại kiến thức, cách sử dụng phần mềm kế toán. Chuẩn bị trước trong tình huống này không bao giờ là thừa vì chỉ có như vậy, bạn mới có thể tự tin vượt qua "chiêu khó" của nhà tuyển dụng và thực sự trở thành một nhân viên kế toán có năng lực.
3. Thời gian và trang phục phỏng vấn
Về thời gian: Khi đi phỏng vấn chắc chắn bạn không nên đến muộn. Thời gian tốt nhất là bạn đến trước 10-15 phút của lịch hẹn. Đến quá sớm hay quá muộn đều không nên. Nếu bạn đến muộn thì nên thông báo cho nhà tuyển dụng để họ chờ và thông cảm cho bạn.
Nếu bạn đến sớm hơn giờ phỏng vấn bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, tự tin và bình tĩnh hơn. Hơn nữa bạn có thời gian chỉnh đốn lại trang phục và hồ sơ giấy tờ xem có bất cứ sai sót nào không.
Về trang phục: Chắc chắn rằng khi đi xin việc bạn không thể mặc như đi chơi hay thể hiện phong cách của bản thân được. Bạn nên lựa chọn những bộ đồ thể hiện sự trang nhã, nhẹ nhàng không lòe loẹt, đặc biệt thể hiện được sự nghiêm túc mà không làm mất đi sự thoải mái của bản thân. Đặc biệt đối với các bạn nữ thì tránh trang điểm đậm, sự nhẹ nhàng, dễ nhìn sẽ khiến nhà tuyển dụng dễ chịu hơn.
4. Tự tin khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng
Khi tham gia phỏng vấn kế toán, nếu bạn là người có trình độ, có kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc thì bạn chỉ cần tự tin và đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy nở nụ cười khi gặp mặt với người phỏng vấn, đừng quên chào hỏi khi bước vào phòng nhé.
Trong cuộc phỏng vấn kế toán hay bất cứ công việc nào thì bạn cũng nên trả lời, trình bày ngắn gọn, súc tích, cô đọng những nội dung chính về kinh nghiệm hay kỹ năng của mình, những ưu điểm nổi bật để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hãy tập trung lắng nghe kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng để trả lời đúng ý. Nếu bạn gặp phải câu hỏi khó về một vấn đề chưa từng trải qua thì hãy vui vẻ mỉm cười và trình bày với nhà tuyển dụng rằng không rõ và anh/chị có thể giải thích rõ hơn được không. Tuyệt đối không nên trả lời lệch hướng hay vòng vo và trả lời không biết.
Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nếu bạn có sự tìm hiểu và chuẩn bị, vì thế không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh trả lời để vượt qua buổi phỏng vấn với kết quả tốt đẹp nhất. Cuối buổi phỏng vấn bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn, đây cũng là phép lịch sự tối thiểu và cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
II. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán
Có rất nhiều những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho ứng viên. Câu hỏi có thể liên quan đến chuyên môn, thực tế hay cá nhân. Chính vì thế các bạn nên tìm hiểu trước về các câu hỏi và dễ dàng xử lý câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra dễ dàng nhất.
Bạn hãy giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc?
Theo bạn kế toán giỏi cần kỹ năng gì?
Bạn đã từng sử dụng phần mềm kế toán nào?
Theo bạn công việc kế toán có những khó khăn nào?
Bạn đã từng giải quyết sự cố kế toán nào chưa?
Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi?
Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng?...
Rất nhiều những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra, tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí kế toán mà bạn ứng tuyển sẽ có những câu hỏi khác nhau, kế toán trưởng, kế toán kho, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ....
Cùng với những kinh nghiệm về phỏng vấn kế toán trên đây, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa thông tin và nội dung liên quan đến ngành kế toán được cập nhật trên Blog việc làm của chúng tôi. Hay bạn có nhu cầu tìm việc làm kế toán hãy tham khảo ngành kế toán gồm những vị trí nào để dễ dàng đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp và có công việc tốt nhất.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !