Ngày đăng tin : 19/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
7 trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động
Căn cứ Điều 122 và Điều 208 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1 - Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
2 - Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
3 - Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…
4 - Người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5 - Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
6 - Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
7 - Người lao động, người lãnh đạo đình công.
Với các trường hợp (1), (2), (3), (4), người lao động sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Nhưng nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì người sử dụng lao động còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định.
Trong khi đó, trường hợp (5), (6), (7) được tính là không xử lý kỷ luật người lao động chứ không phải tạm thời không xử lý. Do đó, người lao động thuộc trường hợp này chắc chắn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Bị xử lý kỷ luật sai trái luật, người lao động cần làm gì?
Nếu người lao động thuộc các trường hợp không bị xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp vẫn tiến hành xử lý kỷ luật thì người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:
Cách 1. Khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động yêu cầu hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó, người lao động khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Căn cứ: Điều 131 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nếu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người lao động cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để vụ việc được thụ lý giải quyết theo đúng trình tự thủ tục pháp luật.
Vẫn xử lý kỷ luật khi không được phép, doanh nghiệp bị phạt thế nào?
Nếu cố tình xử lý kỷ luật đối với người lao động thuộc một trong 07 trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Xử lý kỷ luật người lao động không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định pháp luật. | 05 - 10 triệu đồng | Điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP |
Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. | 10 - 20 triệu đồng | Điểm đ khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP |
Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công. | 05 - 10 triệu đồng | Điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP |
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hình thức thanh toán bù trừ công nợ là hình thức thanh toán bù trừ nghĩa vụ với nhau giữa các bên để xác định xem bên nào là bên cuối cùng có nghĩa vụ. Theo đó, các bên trong giao dịch mua bán, cung cấp dịch vụ sẽ đồng thời là người bán và người mua (vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả). Trong trường hợp này, kế toán sẽ thực hiện các công việc sau: - Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả;
Bên bán có được tự ý hủy hóa đơn có sai sót? Tùy từng trường hợp, nếu hóa đơn chưa gửi cho người mua thì bên bán được hủy và lập hóa đơn mới thay thế, còn hóa đơn đã gửi cho người mua sẽ không được hủy trừ 01 trường hợp ngoại lệ. Cụ thể: Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về xử lý hóa đơn có sai sót thì:
1. Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không? Nếu không may bị ốm, người lao động có thể xin nghỉ làm để hưởng một trong 02 chế độ sau đây: Nghỉ phép năm do bị ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Người lao động chỉ được lựa chọn nghỉ theo một trong 02 chế độ kể trên bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương. Người lao động nghỉ ốm 01 ngày sẽ được hưởng lương nếu chọn phương án xin nghỉ phép năm để nghỉ ốm. Bởi theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Sanketoan xin cám ơn tác giả đã có một bài viết chia sẻ rất chân thực và thực tế. Đây cũng sẽ là một động lực, một cái nhìn đầy tươi sáng về nghề kế toán để các bạn kế toán mới ra trường, mới vào nghề học hỏi và có niềm tin gắn bó với nghề kế toán hơn nữa.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !