Ngày đăng tin : 11/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về một vấn đề đó là quyết toán thuế nếu không có mã số thuế thì có được tính là chi phí hợp lý hay không.
Công nhân không có MST có được tính vào chi phí hợp lý không?
Bạn cần tìm hiểu rõ những nội dung cụ thể như sau: Theo điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí tiền lương và phụ cấp theo lương nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ của người lao động thì được tính vào chi phí được trừ nếu có đầy đủ. lớp học kế toán
Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, có ký tá đầy đủ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động đầy đủ.
Những khoản chi phí lương, thưởng phải được ghi rõ trong các văn bản như: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Chính vì vậy mà người lao động không có mã số thuế thì vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hồ sơn cũng như chứng từ hợp lệ.
I.1. Cá nhân không có MST có được ủy quyền quyết toán thuế không?
Tại khoản 3 điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ tài chính và Công văn 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016 V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 và cấp MST NPT.
Cá nhân không có mã số thuế không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay mà phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Nếu cá nhân đó chỉ có một nguồn thu nhập trong năm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp khai quyết toán thuế đối với cá nhân phát sinh thu nhập tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp không tích vào ô ủy quyền quyết toán thuế. kế toán doanh nghiệp xây dựng
Cá nhân cứ có tên trên bảng lương phát sinh thu nhập là phải quyết toán thu nhập cá nhân dù phát sinh tiền thuế thu nhập cá nhân hay là không phát sinh thuế thu nhập cá nhân.
Vì vậy, nếu cá nhân không có mã số thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chú ý là chỉ không tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”.
Không có tên trên bảng lương không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân phải tự đi quyết toán thuế mà không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay.
Còn nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Khi lập tờ khai quyết toán 05QT-TNCN bên bảng kê 05-1 BK-TNCN thì các bạn kế toán xây dựng phải tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”.
I.2. Giảm trừ và hoàn thuế khi QTT với người chưa có MST?
Có người từng thắc mắc rằng có được giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người chưa có mã số thuế? Và có được nộp thừa thuế thu nhập cá nhân để hoàn thuế đối với người không có mã số thuế không?
Trên đây là 2 câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Điều 9, Khoản 1, Điểm c Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 quy định về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Điều 28, Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế.
Đối với việc giảm trừ gia cảnh khi QTT thuế thu nhập cá nhân người chưa có mã số thuế thì cá nhân không có mã số thuế được giảm trừ gia cảnh cho bản thân với mức 9 triệu đồng/tháng.
Nếu cá nhân chưa có mã số thuế khi khai thuế hoặc quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ không được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Cá nhân không được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ.
Đối với việc nộp thừa thuế thu nhập cá nhân thì trong Điều 28, Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế đó là: việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Như vậy, khi Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương đối với cá nhân chưa có mã số thuế, những cá nhân này không được xin hoàn thuế mà được bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau khi phát sinh thuế thu nhập cá nhân bị khấu trừ.
Qua nội dung bài viết, có thể thấy cá nhân không được hoàn thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa mà chỉ được bù trừ vào năm sau khi có số thuế thu nhập cá nhân phát sinh.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !