Ngày đăng tin : 22/06/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động có liên quan đến toàn bộ khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau mà nhà doanh nghiệp có thể áp dụng sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp tính giá thành:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ..) Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sàn phẩm, dịch vụ . Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt, hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.
Ưu điểm: dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít , việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.
Nhược điểm: chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn , doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản..các doanh nghiệp sản xuất động lực.
Công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm | = | Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ | + | Chi phí sản xuất trong kỳ | – | Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ |
Giá thành sản phẩm đơn chiếc | = | Tổng giá thành sản xuất sản phẩm | / | Số lượng sản phẩm hoàn thành |
Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Ưu điểm: tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
Nhược điểm: vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.
Công thức:
Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn | = | Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm | / | Tổng số sản phẩm gốc |
Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
Số sản phẩm tiêu chuẩn | = | Số sản phẩm từng loại | x | Hệ số quy đổi từng loại |
Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm | = | Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại | x | Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn |
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)..v.v..để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
Nhược điểm: Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khỏan mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau.Do đó sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
Công thức:
Tỷ lệ giá thành | = | Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm | / | Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức) |
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x tỷ lệ giá thành
Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
Ưu điểm: việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.
Nhược điểm: doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ, khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.
Công thức:
Tổng giá thành SP chính | = | Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ | + | Tổng chi phí phát sinh trong kỳ | – | Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính | – | Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ |
Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau .
Ưu điểm: linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
Nhược điểm:
Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.
Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.
Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.
Công thức:
Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn.
Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.
Ưu điểm: các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định.
Nhược điểm: tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
Công thức:
Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kế toán giá thành – Chúc cá bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp!
Sàn kế toán - Là website tuyển dụng chuyên về nhân sự kế toán - Việc làm kế toán - Thực tập kế toán
Với mục tiêu thành lập là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, Sanketoan.vn là website tuyển dụng uy tín, chất lượng hoàn toàn miễn phí được ưa chuộng với nhiều tính năng nổi bật. Đặc biệt, Sanketoan.vn không chỉ hỗ trợ cho ứng viên nhanh chóng tìm được việc làm mà còn là dịch vụ cung ứng nhân lực kế toán đầu tiên tại Việt Nam yêu cầu ứng viên thi trắc nghiệm kiểm tra chuyên môn sau khi ứng tuyển.
Thông tin liên hệ của Sàn kế toán:
Hotline: 0912476286 02473010268
Website: https://sanketoan.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/sanketoan.vn
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/PMFast
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3mPJfVVCdEcso_EPSz_XKA
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !