Ngày đăng tin : 11/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thủ tục thanh lý tài sản cố định như thế nào? Hướng dẫn thủ tục thanh lý TSCĐ đã hết khấu hao và chưa khấu hao theo thông tư 133 và 200. Tham khảo ngay hồ sơ thanh lý, thủ tục thanh lý TSCĐ trong bài viết dưới đây nhé
1. Thanh lý tài sản cố định là gì
Những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư và hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định hay hư bỏng nặng, lỗi thời hoặc vì lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó để thay thế bằng tài sản mới hoặc xử lý để thu hồi vốn còn được gọi là thanh lý tài sản cố định.
2. Hồ sơ thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp thanh lý TSCĐ thì cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
Quyết định thanh lý TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ
Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ
Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý
Hóa đơn bán TSCĐ nguyên lý kế toán
Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Biên bản hủy tài sản cố định
3. Thủ tục thanh lý TSCĐ
Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp
Hội đồng thanh lý tài sản gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản
Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.
4. Hạch toán thanh lý tài sản cố định
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ. . . Các bạn hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ như sau:
– Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
– Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
– Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
– Nếu có bán hồ sơ thầu thanh lý TSCĐ: Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138…
Có TK 811 – Chi phí khác.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178? Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm: - Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc. Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !