Ngày đăng tin : 06/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam có độ tuổi từ đủ 15 trở lên, đồng thời không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng đã liệt kê cụ thể một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Người lao động làm việc theo diện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, khu phố, tổ dân phố.
- Người lao động làm giúp việc gia đình.
- Người tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không hưởng tiền lương.
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công khi làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Người nông dân, người lao động tự tạo ra việc làm để có thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Người lao động đã đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
- Những người lao động khác.
Thực tế, phần lớn những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người lao động tự do. Họ đóng bảo hiểm chủ yêu nhằm mục đích hưởng lương hưu khi về già.
2. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên dù đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong bao lâu thì người lao động vẫn không được giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc mà mang thai thì được hưởng chế độ khám thai; chế độ thai sản bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Trong quá trình mang thai phải nghỉ dưỡng thai: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp còn lại: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi phải đặt vòng tránh thai.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm 02 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Đối với chế độ hưu trí, người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được giải quyết lương hưu hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với chế độ tử tuất, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết, thân nhân của người đó sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Theo Điều 5 Quyết định số 27/QĐ-HĐTV năm 2023, tổ chức phát hành thực hiện đăng ký thông tin trái phiếu theo 02 nội dung, cụ thể: Các thông tin về tổ chức phát hành, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2023/TT-BTC Thông tin hồ sơ đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Dưới đây là một số điều cần lưu ý liên quan đến đăng ký thông tin trái phiếu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !