Ngày đăng tin : 20/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Về cơ bản, doanh thu và chi phí là 2 thành phần quan trọng nhất trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong đó, chi phí là các khoản doanh nghiệp phải chi để vận hành kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc nhóm chi phí, phản ánh các khoản chi để phục vụ các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xác định được tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như nội dung và cách hạch toán. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp về cơ bản sẽ luôn biến động và tùy theo tình hình thực tế doanh nghiệp cần đề ra định mức chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý.
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là việc doanh nghiệp quy định mức chi phí cần phải có cho hoạt động quản lí doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở đây là tổng chi phí được dùng cho các hoạt động quản lý như quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý hành chính hay quản lý sản xuất kinh doanh. Đây đều là những chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả nếu muốn duy trì hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có định mức chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc doanh nghiệp và loại hình hoạt động. Ngoài ra, định mức chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ thay đổi theo từng năm dựa trên nhu cầu, thị trường và hoạt động.
Các loại chi phí quản lý doanh nghiệp
Để xác định được định mức chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết kế toán cần phải nắm rõ nội dung chi phí quản lý mà doanh nghiệp. Về cơ bản, các loại chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200 được quy định như sau:
Chi phí nhân viên quản lý: Là chi phí phải trả cho cán bộ quản lý và nhân viên bao gồm tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn.
Chi phí vật liệu quản lý: Là chi phí trả cho các dụng cụ, vật liệu dùng trong quản lý doanh nghiệp hay phí sửa chữa.
Chi phí đồ dùng văn phòng: Là chi phí trả cho các đồ dùng văn phòng phẩm.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí trả cho văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi.
Chi phí dự phòng: Là chi phí dùng cho các khoản nợ dự tính phải trả cho các bên phục vụ công việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế, phí và lệ phí: Là chi phí nộp cho nhà nước như thuế đất, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, v.v.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí dùng cho các hoạt động mua kỹ thuật, bằng sáng chế
Chi phí khác: Là chi phí dùng cho các hoạt động công tác, hội nghị, tiếp khách, …
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Sau khi xác định được các loại chi phí cần có, kế toán cần nắm được nguyên tắc kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc tài khoản 642 trong sổ sách kế toán. Theo thông tư 200, mẫu báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp được quy định như sau:
Bên Nợ bao gồm quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và số dự phòng khó đòi, số dự phòng phải trả.
Bên Có bao gồm các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi giảm, hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 không có số dư cuối kỳ
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911
Ngoài ra, không phải chi phí nào có đầy đủ chứng từ cũng được tính là chi phí hợp lý. Có vài loại chi phí bị khống chế định mức khi khấu trừ. Người làm kế toán cần có kiến thức về mức khống chế chi phí quản lý doanh nghiệp để tránh sai phạm.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần. Đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống chỉ được tính vào chi phí phần dưới 1,6 tỷ đồng.
Chi phí tiền lương: Doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng không được quá 17% quỹ lương hàng năm. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không được trích đủ 17%.
Sau khi ghi nhận tài khoản, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm rà soát và giảm thiểu sai phạm. Các lỗi doanh nghiệp hay gặp có thể kể đến:
Ghi nhận thiếu hoặc thừa chi phí
Hạch toán sai tài khoản
Chứng từ không hợp lệ
Ghi nhận những chi phí không liên quan đến hoạt động quản lý
Hạch toán các khoản chậm nộp thuế vào chi phí
Khi thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp cần thu thập các tài liệu liên quan như sổ cái, chứng từ. Sau đó xây dựng mô hình ước tính, đối chiếu, phân tích số liệu trong sổ sách với chứng từ.
Tại sao chi phí quản lý doanh nghiệp có sự thay đổi?
Chi phí quản lý doanh nghiệp được coi là biến phí thay vì định phí. Điều đó có nghĩa là định mức chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, nhu cầu và thị trường.
Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp:
Do doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó dẫn đến nhu cầu tuyển dụng, sản xuất, các chi phí mặt bằng có xu hướng tăng.
Doanh nghiệp tăng các khoản thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên do hoàn thành vượt chỉ tiêu và thu về nhiều lợi nhuận.
Các khoản chi cho quản lý doanh nghiệp cao hơn bình thường. Trong trường hợp này, kế toán cần lưu ý kiểm sát chặt chẽ để tránh tình trạng biển thủ công quỹ. Nếu mức tăng chi phí quản lý doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với doanh thu, doanh nghiệp cần thực hiện rà soát để tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp giảm
Việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do chính sách của công ty hoặc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến cắt giảm chi phí. Tuy nhiên cũng có trường hợp chi phí giảm khi doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân có thể đến từ việc doanh nghiệp loại bỏ những chi phí quản lý không cần thiết như tinh giản quy trình quản lý, giải quyết những lỗ hổng trong khâu quản lý. Trong trường hợp này, việc giảm chi phí quản lý là điều cần thiết để duy trì kinh doanh hiệu quả.
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp cung cấp thông tin về chi phí quản lý có khả năng phát sinh trong kỳ dự toán. Việc dự toán đóng vai trò chỉ đạo và định hướng các hoạt động quản lý kinh doanh. Doanh nghiệp cần đưa ra mức dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý dựa trên số liệu các năm trước, doanh thu dự toán và các chính sách phát triển. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu trên tổng doanh thu là hợp lý? Về cơ bản, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý là 10%. Dự toán chi phí quản lý kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu sau:
Số lượng tiêu thụ dự toán
Biến phí quản lý đơn vị
Tổng biến phí quản lý
Định phí quản lý
Tổng chi phí quản lý
Chi phí không chi tiền mặt
Chi phí quản lý bằng tiền mặt
Lời kết
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh tổng chi phí dùng cho các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp về bản chất là biến phí và sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Nếu mức tăng và giảm của chi phí hoạt động tỷ lệ nghịch với doanh thu, doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá lại tình hình để từ đó tìm ra vấn đề và làm dự toán cho kỳ sau. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !