Ngày đăng tin : 12/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán thương mại dịch vụ có thể nói là lĩnh vực dễ thực hiện hơn cả so với ngành nghề khác như xây dựng, hành chính sự nghiệp,…Trên thực tế, để có thể làm tốt công việc của người kế toán trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức, những kỹ năng để có thể làm tại công ty, doanh nghiệp này.
I. Công việc cần làm hàng ngày của kế toán thương mại dịch vụ
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng để hạch toán, đồng thời theo dõi kho hàng hóa. Trước khi hạch toán kê khai thì bạn nên kiểm tra lại thông tin nhà cung cấp và hóa đơn đó đã được phát hành chưa trên trang tracuuhoadon.gdt.gov.vn.
Click vào thông tin thông báo phát hành, sau đó chọn “Tổ chức, cá nhân”.
Điền đầy đủ mã số thuế của đơn vị cung cấp hóa đơn liên 2 cho doanh nghiệp, điền thông tin ngày tháng năm muốn tra cứu hóa đơn sau đó nhập mã xác thực rồi nhấn “Đồng ý”.
Tiếp đến bạn đặt in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn (nếu có). Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2015.
Tùy từng chi cục quản lý yêu cầu sẽ phải nộp bản cứng hoặc không nộp. Nếu chi cục Thuế quản lý yêu cầu nộp, thì các bạn cần phải kết xuất tờ khai in ra, trình giám đốc ký tên, đóng dấu và mang kèm với hóa đơn mẫu lên bộ phận 1 cửa để nộp.
Trước đây, theo Thông tư 39/2014/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn doanh nghiệp được phép thông báo phát hành.
Kể từ ngày 1/1/2015, theo Công văn 767/TCT-CS giới thiệu những nội dung mới của 26/2015/TT-BTC thì: Bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn doanh nghiệp được phép thông báo phát hành, mà là doanh nghiệp được tự ý phát hành số lượng hóa đơn.
Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho.
Viết hóa đơn bán hàng cho khách. Trước khi viết, kiểm tra lại thông tin của khách hàng, tra cứu thông tin theo các bước Tra cứu mã số thuế – Doanh nghiệp.
Điều này giúp bạn biết chính xác hơn về thông tin khách hàng, tránh việc viết sau hóa đơn thông tin, tuy nhiên nếu bạn viết sai hóa đơn thì có thể khắc phục theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
“Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh”.
Lập phiếu chi với những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán ngay.
Lập phiếu thu với những hóa đơn bán ra thu tiền ngay
Lập giấy nộp tiền và đi nộp tiền các loại thuế, lập bảng kê theo dõi số thuế cần phải nộp, đã nộp, số tiền cần phải nộp.
Kế toán thương mại dịch vụ
Tiếp đến là bạn theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng, chú ý tránh những nhầm lẫn công nợ giữa khách hàng này với khách hàng khác. Nhớ là không được bù trừ công nợ cho nhau, trừ trường hợp đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp.
Bạn cũng nên cân đối hàng tồn kho, trong trường hợp mà hàng tồn kho nhiều thì bạn nên xuất bảng ke khách lẻ, viết hóa đơn “khách lẻ không lấy hóa đơn” rồi kẹp bảng kê này vào hóa đơn để làm chi tiết.
Đối với loại hóa đơn này, không được xé ra khỏi cuống liên nào. Vì có một thực tế là khách hàng đã không lấy hóa đơn thì buộc kế toán nên lưu tại cuống để tránh thất lạc, cũng như dễ dàng, thuận tiện cho việc quản lý.
Kế toán thương mại dịch vụ cũng nên ghi chép lại các vấn đề liên quan trong quá trình phát sinh hàng năm để khi quyết toán còn nhớ giải trình và chuyển lại cho người làm sau.
Hạch toán giảm giá bán hàng theo Thông tư 64/2013 thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT là phần thuế trên giá trị hàng hóa giảm giá, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu khách hàng mua nhiều lần trong cùng một đợt giảm giá thì số tiền giảm giá của hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi hóa đơn xuất bán trước đó hai bên đã kê khai trên tờ khai thuế GTGT thì được lập hóa đơn điều chỉnh số tiền, số thuế điều chỉnh, căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
I.1. Công việc cần làm hàng quý của kế toán thương mại dịch vụ
Có 3 công việc mà kế toán thương mại dịch vụ cần hoàn thành trong hàng quý của năm bao gồm:
Lập báo cáo thuế tháng, quý và tình hình sử dụng hóa đơn, sử dụng báo cáo thuế qua mạng để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn một cách cao nhất.
Lập báo cáo tài chính đầy đủ để gửi cho thuế, thống kê, ngân hàng
Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân
Công việc kế toán thương mại và dịch vụ cần biết
I.2. Công việc cần làm cuối năm của kế toán thương mại dịch vụ
Những ngày cuối năm thường là những ngày quan trọng nhất không chỉ đối với kế toán làm thương mại dịch vụ mà còn đối với các ngành kế toán khác.
Đối với những ngày cuối năm, người làm kế toán trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cần thực hiện các công việc:
In đầy đủ các sổ sách như sổ cái và sổ chi tiết
In các báo cáo chi tiết như báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hóa, công cụ dụng cụ
In các sổ chi tiết liên quan đến lĩnh vực đang làm
Người làm kế toán cần phải nhớ sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để lưu, cất cẩn thận giúp tránh ẩm ướt.
Và điều đặc biệt cuối cùng là quyển hóa đơn gốc thì đánh theo số quyển và kiểm tra lại trong năm có hóa đơn nào xếp quyên ký và đóng dấu thì bổ sung luôn giúp tránh sai sót lại khi thực hiện việc quyết toán.
Trên đây là những kinh nghiệm mà Sàn kế toán thống kê để gửi đến các bạn về công việc của một kế toán thương mại dịch vụ cần làm. Chúc các bạn kế toán luôn hoàn thành tốt công việc của mình!
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Những việc doanh nghiệp cần làm khi thay đổi địa giới hành chính Cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì thông tin về trụ sở sở chính của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi. Mặc dù thực tế doanh nghiệp không di chuyển trụ sở nhưng tên trụ sở về mặt hành chính thì tên địa chỉ đã không còn phù hợp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin thể hiện Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, khoản 1 Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !