Ngày đăng tin : 22/09/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. 8 trường hợp công ty phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
Theo quy định này, người sử dụng lao động phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động trong các trường hợp sau:
(1) - Hợp đồng lao động hết hạn.
(2) - Người lao động đã hoàn thành công việc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(3) - Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
(5) - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
(6) - Người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
(7) - Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bị hết hiệu lực.
(8) - Người lao động thử việc không đạt yêu cầu mà trước đó các bên thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
2. Công ty phải thông báo chấm dứt HĐLĐ theo hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 đã dẫn chiếu ở trên, phía công ty phải thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động bằng hình thức văn bản. Hiện pháp luật không quy định cụ thể mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà do phía công ty tự soạn thảo.
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu sau:
CÔNG TY ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: ………………. | …, ngày ….. tháng …. năm ….. |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ........................................................
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà: ..........................................
Chức vụ: .................................................................................................
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do: ...................................................................................................
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận: - Ông/bà: …………(thực hiện); - Phòng …………(thực hiện); - Lưu: VT. | Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
3. Không gửi thông báo chấm dứt hợp đồng, công ty có bị phạt?
Như đã đề cập, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động biết trong một số trường hợp nhất định. Nếu không gửi văn bản thông báo cho người lao động, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 02 - 06 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, nếu không gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho nhân viên, phía công ty có thể bị phạt lên đến 06 triệu đồng.
Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022, thẩm quyền xử phạt đối với lỗi này thuộc về Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Do đó, nếu không được công ty gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý theo quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nhắc đến tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng người Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, tại khoản khoản 2 Điều 1 Nghị định sửa đổi có nêu rõ từ ngày 01/01/2024, sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Tức, từ ngày 01/01/2024, người sử dụng lao động chỉ tuyển người nước ngoài nếu không tuyển được người lao động Việt Nam.
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 52/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Điều 10, lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm việc tối thiểu 06 tháng liên tục khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề.
Nghị định 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định có 18 trường hợp phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Cụ thể, các cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 67/2023 bao gồm: (1) Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên. (2) Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là gì? Trước hết, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phải là hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự hiện hành, hợp đồng được định nghĩa là văn bản, lời nói… hay bất cứ hình thức nào thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiện nay, có các loại hợp đồng chủ yếu như hợp đồng song vụ, đơn vị, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc hợp đồng có điều kiện…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !