Ngày đăng tin : 19/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán trong ngành kế toán thông qua tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN… của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...
- Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…
2. Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
3. Phương pháp quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
Để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tối đa hóa chi phí. Chìa khóa để quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả là định mức quản lý doanh nghiệp.
- Công dụng của định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Là cơ sở giúp doanh nghiệp lập dự toán hoạt động
+ Giúp các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời.
+ Gắn liền trách nhiệm của mỗi nhân viên với việc sử dụng tài nguyên sao cho cho tiết kiệm.
- Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật kết hợp với khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Đây là quy định nêu tại Luật Việc làm của Quốc hội, số 74/2025/QH15 được thông qua ngày 16/6/205 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2026. Theo đó, tại khoản 1 Điều 40 Luật Việc làm 2025, số 74/2025/QH15quy định rõ nghĩa vụ đối với người lao động: “Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Các chế tài liên quan đến hành vi không thông báo được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn về giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng và góp vốn 1.1. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng Khoản 11 Điều 3 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao hoặc bản trích sao sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; - Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng; - Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán; - Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !