Ngày đăng tin : 17/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Chế độ nghỉ phép của giáo viên mầm non
Chế độ nghỉ phép của giáo viên mầm non được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT. Theo đó, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
1.1. Nghỉ hè
Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).
1.2. Nghỉ các ngày lễ, Tết
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, giáo viên mầm non được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
1.3. Nghỉ việc riêng
Giáo viên mầm non được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo trước trong các trường hợp:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Giáo viên mầm non được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Căn cứ quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động
2. Giáo viên hưởng chế độ thai sản trùng với kỳ nghỉ hè có được nghỉ bù?
Để không ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên nữ khi hưởng chế độ thai sản, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè.
Theo đó, các trường có thể giải quyết chế độ thai sản cho giáo viên theo 02 phương án:
- Phương án 1: Căn cứ vào kế hoạch năm học, đặc điểm, điều kiện, quy mô cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.
Thời gian nghỉ bù của giáo viên tính như thời gian nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Điều 111, 112 Bộ luật Lao động:
Điều 111. Nghỉ hằng tuần:
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Điều 112. Nghỉ lễ, tết:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
- Phương án 2: Nếu do yêu cầu công tác, nhà trường không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên được thanh toán tiền nghỉ hằng năm.
Mức chi trả tiền nghỉ hằng năm căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Theo đó, Điều 3 Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 01/01/2025 gồm: (1) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 23/2024/TT-BCT, cụ thể như: - Thuốc nổ công nghiệp: Thuốc nổ Amonit AD1; Thuốc nổ TNP1; Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ ANFO; Thuốc nổ ANFO chịu nước; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ;…
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !