1. Quản lý, đào tạo kế toán viên
· Điều phối công việc cho các kế toán viên phù hợp;
· Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
· Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.
2. Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp
· Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản;
· Lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp.
· Theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ gốc của doanh nghiệp theo đúng quy định.
3. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính
· Xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
· Giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.
· Đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.
4. Lập – trình bày báo cáo tài chính
· Định kỳ phối hợp với các kế toán viên, kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
· Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.
· Kế toán trưởng là người trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính.
· Cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng.
· Đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.
· Đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong công việc
· Điều hành, tổ chức các cuộc họp của bộ phận kế toán.
· Tham gia đầy đủ các cuộc họp với các trưởng bộ phận, ban lãnh đạo công ty khi được yêu cầu.
· Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên