1. Quản lý chung các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán tại tỉnh/TP:
- - Lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán.
- - Xây dựng quy định, quy trình, hướng dẫn của đơn vị trên cơ sở quy định của Pháp luật, quy trình/quy định của Tổng công ty đảm bảo việc quản lý hiệu quả hoạt động tài chính tại đơn vị.
- - Xem xét và phê duyệt các tờ trình/ kế hoạch cấp kinh phí phục vụ hoạt động SXKD tại đơn vị trên cơ sở quản lý kế hoạch ngân sách và định mức tài chính được Tổng công ty quy định theo nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả cuối cùng.
- - Tổ chức, quản lý các hoạt động kiểm kê tài sản, vật tư nguyên liệu, CCDC, dòng tiền liên quan đến các hoạt động kinh doanh tại đơn vị theo định kỳ tháng, quý, năm.
2. Quản lý, đào tạo kế toán viên:
- - Trực tiếp quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động liên quan đến bộ phận kế toán.
- - Giao việc, điều phối cho công việc các kế toán viên phù hợp.
- - Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
- - Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.
3. Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn-chứng từ tại đơn vị:
- - Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh, cân đối giữa số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết. Hướng dẫn kế toán viên xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.
- - Hạch toán doanh thu, chi phí, thuế giá trị gia tăng, công nợ, khấu hao, tài sản cố định... và kê khai, quyết toán thuế.
- - Đối chiếu công nợ khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng. Theo dõi và quản lý công nợ, xác định và đề xuất phương án dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi lên Ban lãnh đạo đơn vị và Tổng công ty.
- - Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách, quy trình kiểm kê tài sản.
- - Lập bảng cân đối kế toán; Đối chiếu, phân tích xác nhận số dư chi tiết các tài khoản, cân nguồn quỹ với Tổng công ty.
- - Theo dõi, giám sát các hoạt động lưu trữ sổ sách, tài liệu kế toán như hóa đơn, chứng từ của đơn vị theo quy định.
- - Giám sát và thực hiện hoạt động quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm nhằm kịp thời phản ánh các hoạt động SXKD tại đơn vị lên sổ sách tài chính.
- - Nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm tối ưu chi phí, tăng hiệu quả cho các hoạt động của đơn vị.
4. Lập, trình bày báo cáo tài chính/ báo cáo quản trị:
- - Định kỳ lập báo cáo tài chính/ Báo cáo quản trị của đơn vị theo tháng, quý, năm; Đồng thời đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty.
- - Chịu trách nhiệm trình bày, giải trình trực tiếp với cơ quan thuế, kiểm toán, với ban lãnh đạo Tổng công ty, ban lãnh đạo đơn vị về tình hình tài chính tại đơn vị.
5. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính:
- - Xác định các nguồn ngân sách được giao kế hoạch, sử dụng chi phí hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của Tổng công ty và pháp luật.
- - Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, kế toán và nghiệp vụ tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
- - Xây dựng các mục tiêu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị theo định hướng của Tổng công ty.
- - Đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp để phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, hóa đơn, thuế tại đơn vị.
6. Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.