Ngày đăng tin : 24/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Từ 01/7/2025, trường hợp nào không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh?
Trước đây, Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định có 14 trường hợp người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tới Luật Bảo hiểm y tế 2014 đã giảm đi 02 trường hợp, theo chỉ còn 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT.
Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT của Luật BHYT 2014, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung 02 trường hợp (7) và trường hợp (8) của Luật cũ.
Theo đó, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2025 gồm:
Mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT từ 01/7/2024
Theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 1 Nghị định số 02/2025/NĐ-CP, mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT được quy định như sau:
Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản đạt số điểm từ dưới 50 hoặc được tạm xếp cấp cơ bản không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Từ 01/7/2024, lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức thanh toán trực tiếp khám chữa bệnh BHYT từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Khám ngoại trú (mức thanh toán không quá 0,15 lần lương cơ sở): 351.000 đồng.
- Khám nội trú (mức thanh toán không quá 0,5 lần lương cơ sở): 1,17 triệu đồng.
- Khám chữa nội trú tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá 01 tháng lương cơ sở): 2,34 triệu đồng.
- Khám chữa nội trú tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá 2,5 lần lương cơ sở): 5,85 triệu đồng
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Những nội dung được phép thay đổi trên Giấy đăng ký hộ kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bao gồm những thông tin sau: - Tên hộ kinh doanh; - Địa điểm kinh doanh; - Ngành nghề kinh doanh; - Vốn kinh doanh; - Thông tin người đại diện hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có quyền thực hiện thay đổi những thông tin trên Giấy đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp thay đổi người đại diện hộ kinh doanh thành một người khác. Trường hợp muốn chuyển hộ kinh doanh từ người này sang người kia thì trước hết phải tiến hành thủ tục giải thể hộ kinh doanh cũ và lập hộ kinh doanh mới với tên người mới.
1. Cơ quan quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025 Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, Cục Việc làm trực thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025. Cục được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Việc Làm, Cục An toàn lao động, trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 1, 2, 3. * Cơ cấu tổ chức: Theo Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm gồm: 8 đơn vị hành chính: Phòng Chính sách việc làm. Phòng Thị trường lao động. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp. Phòng Điều kiện lao động. Phòng Quy chuẩn và Kiểm định kỹ thuật. Phòng Huấn luyện và Thông tin an toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !