Ngày đăng tin : 28/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Chuyển người lao động sang làm việc khác diễn ra trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp được phép chuyển người lao động sang làm việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
- Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai.
- Gặp khó khăn đột xuất do hỏa hoạn.
- Gặp khó khăn đột xuất do dịch bệnh nguy hiểm.
- Gặp khó khăn đột xuất do áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Gặp khó khăn đột xuất do sự cố điện, nước.
- Gặp khó khăn đột xuất do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý: Riêng trường hợp gặp khó khăn do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải quy định từng trường hợp được cho là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
Khi có một trong các lý do trên, doanh nghiệp được quyền chuyển người lao động sang làm việc khác nhưng cũng phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
- Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc
- Thông báo rõ thời hạn làm công việc khác.
- Đảm bảo bố trí công việc mới phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Nếu không đảm bảo một trong các yêu cầu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Ngay từ khi giao kết hợp đồng lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận rõ về công việc mà người lao động sẽ phải thực hiện. Do đó khi nhận người lao động vào làm, người sử dụng lao động phải bố trí công việc cho người đó theo đúng như thỏa thuận.
Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác không đúng lý do mà pháp luật quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 03 đến 07 triệu đồng (theo điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
2. Thời gian chuyển người lao động sang làm công việc khác
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động, thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm việc khác so với hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
Điều kiện: Trường hợp này không cần có văn bản đồng ý của người lao động mà chỉ cần thông báo trước ít nhất 03 ngày cho người đó.
- Có thể chuyển người lao động làm công việc khác trong thời gian quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
Điều kiện: Phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của người lao động.
Người lao động có quyền không đồng ý làm công việc khác quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong năm. Nếu phải ngừng việc, người lao động vẫn được trả lương ngừng việc.
Lưu ý, nếu chuyển người lao động sang làm công việc khác không đúng thời hạn quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 03 đến 07 triệu đồng (theo điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3. Quyền lợi của người lao động khi chuyển sang làm việc khác
Khi bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, vấn đề mà người lao động quan tâm nhất chắc hẳn là tiền lương của công việc mới.
Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chuyển sang làm việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
Nếu lương công việc mới thấp hơn lương cũ thì được giải quyết quyền lợi như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc: Được trả lương mới = Lương công việc cũ.
- Sau đó đảm bảo đồng thời:
Lương mới ≥ 85% tiền lương công việc cũ.
Lương mới ≥ Lương tối thiểu.
Trường hợp không đồng ý làm công việc khác quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong năm mà phải ngừng việc, người lao động nghỉ làm nhưng vẫn được trả lương như sau:
Trong 14 ngày ngừng việc đầu tiên: Được nhận tiền lương ngừng việc ≥ Lương tối thiểu.
Trong các ngày ngừng việc tiếp theo: Tiền lương ngừng việc do các bên tự thỏa thuận.
Trường hợp trả lương không theo đúng quy định nêu trên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Mức phạt được xác định dựa trên số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi. Cụ thể:
Phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng: Nếu có từ 01 đến 10 người lao động không được trả lương đúng quy định.
Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng: Nếu có từ 11 đến 50 người lao động không được trả lương đúng quy định.
Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng: Nếu có từ 51 đến 100 người lao động không được trả lương đúng quy định.
Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng: Nếu có từ 101 đến 300 người lao động không được trả lương đúng quy định.
Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng: Nếu có từ 301 người lao động trở lên không được trả lương đúng quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !