Ngày đăng tin : 14/04/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?
Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm:
- Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc.
Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Cán bộ, công chức cấp xã;
Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật/truy cứu trách nhiệm hình sự/bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Với từng đối tượng khác nhau sẽ có chính sách nghỉ thôi việc khác nhau như sau:
Với cán bộ, công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi
- Hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
Nghỉ thôi việc trong 12 tháng đầu tiên từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy: Nhận trợ cấp 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy: Nhận trợ cấp bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
- Bảo lưu thời gian đóng BHXH/hưởng BHXH một lần.
- trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Với viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo và người lao động tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trước 15/01/2019 và nguwòi làm việc theo chế độ hợp đồng lao động áp dụng chính sách như công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi
- Trợ cấp thôi việc:
Trong 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp bộ máy: Hưởng trợ cấ 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng tính trợ cấp thôi việc
Nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp bộ máy: Hưởng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc
- Hưởng 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.
- Bảo lưu thời gian đóng BHXH/hưởng BHXH một lần.
- Hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Những nội dung được phép thay đổi trên Giấy đăng ký hộ kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp bao gồm những thông tin sau: - Tên hộ kinh doanh; - Địa điểm kinh doanh; - Ngành nghề kinh doanh; - Vốn kinh doanh; - Thông tin người đại diện hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có quyền thực hiện thay đổi những thông tin trên Giấy đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp thay đổi người đại diện hộ kinh doanh thành một người khác. Trường hợp muốn chuyển hộ kinh doanh từ người này sang người kia thì trước hết phải tiến hành thủ tục giải thể hộ kinh doanh cũ và lập hộ kinh doanh mới với tên người mới.
1. Cơ quan quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025 Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, Cục Việc làm trực thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025. Cục được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Việc Làm, Cục An toàn lao động, trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 1, 2, 3. * Cơ cấu tổ chức: Theo Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm gồm: 8 đơn vị hành chính: Phòng Chính sách việc làm. Phòng Thị trường lao động. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp. Phòng Điều kiện lao động. Phòng Quy chuẩn và Kiểm định kỹ thuật. Phòng Huấn luyện và Thông tin an toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !