Ngày đăng tin : 18/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Công ty phải đóng BHXH cho nhân viên trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…
Theo quy định trên, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Vì vậy, trường hợp các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.
2. Trốn đóng BHXH cho nhân viên, công ty bị xử lý thế nào?
Theo Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP, trốn đóng BHXH là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH.
Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng nêu rõ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là một trong các hành vi bị nghiêm cấm do đó doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ vi phạm, doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Xử phạt hành chính:
Theo quy định tại điểm a khoản 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng;
- Bị buộc phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH;
- Bị buộc nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian trốn đóng.
Xử lý hình sự:
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng BHXH:
- Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người lao động.
Theo đó, gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH là việc cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc BHXH với cơ quan có thẩm quyền.
Tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 cũng quy định cụ thể mức phạt với Tội trốn đóng BHXH như sau:
* Với cá nhân:
Hình phạt chính
- Khung 01:
Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm nếu phạm tội trốn đóng BHXH thuộc một trong các trường hợp:
+ Trốn đóng BHXH từ 50 - dưới 300 triệu đồng;
+ Trốn đóng BHXH từ 10 người - dưới 50 người lao động.
- Khung 02:
Phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 - dưới 200 người;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
- Khung 03:
Phạt tiền từ 500 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 01 tỷ đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
* Với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng BHXH, thì bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Trốn đóng BHXH từ 50 - dưới 300 triệu đồng;
+ Trốn đóng BHXH từ 10 người - dưới 50 người lao động.
- Phạt tiền từ 500 triệu - 01 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 - dưới 200 người;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
- Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 01 tỷ đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
3. Người lao động cần làm gì khi công ty không đóng BHXH?
Trường hợp công ty, doanh nghiệp không đóng BHXH, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người lao động cần thực hiện các cách giải quyết dưới đây:
- Khiếu nại tới Ban Giám đốc công ty, tổ chức công đoàn công ty:
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018, trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH.
- Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:
+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Hoà giải không thành;
+ Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !