Ngày đăng tin : 08/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Ngày 06/3/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Công văn 1554/BKHĐT-TCCB về việc giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.
Nhằm thống nhất việc triển khai giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc diện Bộ trực tiếp quản lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như sau:
- Thời điểm nghỉ hưu đối với công chức, viên chức đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
- Việc giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Công chức, viên chức có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi (do suy giảm khả năng lao động) báo cáo người đứng đầu đơn vị để biết và cho ý kiến.
- Đơn của công chức, viên chức gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương.
Thủ tục nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động của Bộ KHĐT (Ảnh minh họa)
- Vụ Tổ chức cán bộ thông báo chủ trương của Lãnh đạo Bộ để Người đứng đầu đơn vị và công chức, viên chức được biết.
Trường hợp Lãnh đạo Bộ đồng ý, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì hướng dẫn và hoàn thiện thủ tục giới thiệu công chức, viên chức đi giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trong 05 ngày làm việc kể từ khi có kết luận giám định y khoa, công chức, viên chức báo cáo kịp thời kết quả giám định y khoa với Người đứng đầu đơn vị và gửi bản gốc hoặc bản sao (công chứng) về Vụ Tổ chức cán bộ.
Trường hợp công chức, viên chức đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, ký ban hành quyết định nghỉ hưu và hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !