Ngày đăng tin : 28/01/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
Trên cơ sở thỏa thuận của các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian tối đa theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:
- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nêu trên. Nếu thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Đặc biệt, thời gian thử việc trên không áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?
Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
[…]
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.
Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.
Vì vậy, nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.
Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các quyền lợi sau như sau:
* Điều kiện lao động:
- Về tiền lương: Người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử.
Căn cứ: Điều 26 BLLĐ năm 2019
- Về thời gian làm việc: Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.
Căn cứ: Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019
- Thời giờ nghỉ ngơi:
+ Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).
Căn cứ: Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
+ Nghỉ hằng năm: Được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
+ Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên tiền lương được nhận là mức lương thử việc đã thỏa thuận.
Căn cứ: Điều 112 BLLĐ năm 2019
* Về bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Đồng nghĩa với đó, trong thời gian thử việc, người này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH.
Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được hưởng quyền lợi này.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
1. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra quốc tế cần phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trước đợt chào bán theo quy định tại Điều 29 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thời hạn công bố: Chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; Nơi tiếp nhận: Tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở giao dịch chứng khoán;
1. Có các loại trò chơi điện tử trên mạng nào? Trò chơi điện tử trên mạng gồm các loại sau theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 147/2024/NĐ-CP: - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G1); - Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G2); - Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G3); - Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G4);
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !