Ngày đăng tin : 16/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Công ty có buộc phải cho nhân viên nghỉ phép năm không?
Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động nào cũng được hưởng. Quyền này hiện được ghi nhận tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019.
Theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về lao động. Do đó, doanh nghiệp phải cho người lao động được nghỉ phép theo quy định.
Hiện nay, mỗi người lao động có số ngày nghỉ phép năm như sau:
* Nếu làm việc đủ 12 tháng trong năm cho doanh nghiệp:
- Người làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
Số ngày phép/năm = 12 ngày làm việc.
- Người lao động là người chưa thành niên, lao động khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Số ngày phép/năm = 14 ngày làm việc.
- Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:;
Số ngày phép/năm = 16 ngày làm việc.
Ngoài ra nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, người lao động sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép.
* Nếu làm việc không đủ năm cho doanh nghiệp:
Số ngày phép được tính dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP với công thức tính như sau:
Số ngày phép | = | ( | Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm | + | Số ngày phép thâm niên (nếu có) | ) | : 12 | x | Số tháng làm việc thực tế |
Trường hợp không giải quyết cho người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Cũng cần nói thêm rằng, nghỉ phép là quyền lợi của người lao động nên họ có quyền lựa chọn nghỉ phép hoặc không nghỉ phép. Pháp luật không yêu cầu người lao động bắt buộc phải nghỉ phép. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể đi làm trong những ngày phép nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.
2. Tận dụng phép của nhân viên công ty phải trả lương thế nào?
Để huy động tối đa lao động, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhân viên không nghỉ phép mà tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đề nghị này đặt ra yêu cầu công ty là phải thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người lao động.
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tận dụng phép của nhân viên, công ty phải trả thêm lương làm thêm giờ cao gấp nhiều lần lương ngày bình thường.
Thêm vào đó, đối với mỗi ngày nghỉ phép năm, người lao động còn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Do đó, nếu tận dụng phép của nhân viên, công ty sẽ phải trả lương cho ngày làm việc đó như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Được tính 02 khoản tiền gồm:
Tiền làm thêm = 300% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Tiền lương của ngày phép = Tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Như vậy, người lao động sẽ được nhận 400% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép.
- Làm việc vào ban đêm: Được tính 02 khoản tiền gồm:
Tiền làm thêm = 390% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Tiền lương của ngày phép = Tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Như vậy, người lao động sẽ được nhận 490% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép.
3. Cuối năm, thanh lý phép cho nhân viên theo ngày công được không?
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chưa nghỉ hết phép năm chỉ được được thanh toán tiền lương cho những ngày phép đó nếu lý do chưa nghỉ hết là do thôi việc hoặc bị mất việc làm. Do đó, cuối năm, công ty không được thanh lý phép cho nhân viên theo ngày công.
Lúc này, thay vì thanh lý phép cho nhân viên, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc nghỉ gộp phép sang năm sau. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động:
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực và người lao động cũng không có nhu cầu nghỉ thì có thể đề nghị người lao động đi làm trong những ngày phép còn lại của họ.
Việc tận dụng số ngày phép còn lại để đi làm cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cao gấp 4 lần cho người lao động.
Trường hợp chỉ trả lương theo đúng ngày công đang hưởng của người lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi trả lương làm thêm giờ cho người lao động bởi đi làm ngày phép được tính là làm thêm giờ.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, tùy số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 đến 50 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Từ 01/7/2025, trường hợp nào không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh? Trước đây, Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định có 14 trường hợp người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tới Luật Bảo hiểm y tế 2014 đã giảm đi 02 trường hợp, theo chỉ còn 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT. Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT của Luật BHYT 2014, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung 02 trường hợp (7) và trường hợp (8) của Luật cũ. Theo đó, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2025 gồm:
Phụ lục hợp đồng là gì? Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau: 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Theo đó, phụ lục của hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên. Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động. Phân loại phụ lục hợp đồng lao động Căn cứ khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, có thể phân phụ lục hợp đồng thành 02 loại theo mục đích sử dụng như sau:
Tại Công văn số 2802/BHXH-CSXH ngày 06/9/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có hướng dẫn giải quyết hưởng BHXH một lần cho người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động phá sản còn nợ tiền đóng BHXH. Cụ thể, chế độ BHXH một lần với người lao động tại các doanh nghiệp phá sản còn nợ đóng BHXH được giải quyết như sau: - Với người hưởng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 là người lao động ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong,...: + Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với thời gian đã đóng BHXH (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH). + Khi thời gian tham gia BHXH được đóng đủ và người lao động có yêu cầu sẽ giải quyết hưởng bổ sung BHXH một lần.
Sửa đổi tượng được hưởng chính sách Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về đối tượng được hưởng chính sách về hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ tổ chức bộ máy đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP như sau: Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Nhóm đối tượng đầu tiên được bổ sung là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sắp xếp nhân sự lãnh đạo, quản lý. Nhóm 2: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !