Danh sách khóa học

Tin tức liên quan

  • Thanh tra bảo hiểm xã hội là gì? Vị trí, chức năng thế nào?

    1. Thanh tra bảo hiểm xã hội là gì? Vị trí, chức năng thế nào? Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 03/2024/NĐ-CP, thanh tra bảo hiểm xã hội là cơ quan của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, có chức năng thực hiện nhiệm vụ: Thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các luật chuyên ngành khác, đảm bảo không chồng chéo với chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các tiêu cực theo quy định pháp luật. Thanh tra bảo hiểm xã hội chịu sự chỉ đạo và điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra.

  • Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

    1. Hợp đồng vay tiền là gì? Khi nào có hiệu lực? Hợp đồng vay tiền bản chất là một hợp đồng vay tài sản. Đây là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên (bao gồm bên cho vay tiền và bên vay tiền) về việc cho vay mượn tiền. Theo đó bên cho vay tiền giao tiền cho bên vay tiền. Khi đến hạn trả, bên vay tiền phải hoàn trả cho bên cho vay tiền đúng số tiền đã vay và trả lãi nếu các bên có thỏa thuận tiền lãi hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự, vì vậy để hợp đồng vay tiền có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự.

  • Các đối tượng có thể không được tăng lương từ 01/7/2024

    Các đối tượng có thể không được tăng lương từ 01/7/2024 Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước, từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước để áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù với mức tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 - 2,43 lần. Khi cải cách tiền lương, các trường hợp này đều phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Nếu bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù thì lương mới của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Bộ Nội vụ đã rà soát được 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì một số cơ quan còn có thể bị giảm 50% lương.

  • Hướng dẫn về thuế GTGT và TNCN đối với cá nhân cho thuê xe

    Đây là nội dung đáng chú ý tại Công văn 544/CTKGI-TTHT ngày 11/4/2024 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về việc chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân cho thuê xe. Trả lời Công văn 108/TTĐT&SHLX ngày 03/4/2024 của Trung tâm Đào tạo và Sát hạch Lái xe về việc kê khai thuế GTGT, thuế TNCN, Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; - Căn cứ tiết a1 điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP; - Căn cứ khoản 2 Điều 4 và khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC; - Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC; - Căn cứ Điều 12 QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (Kèm theo Quyết định số 1447/QĐ-TTG ngày 05/10/2021 của Tổng cục Thuế).

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x