Ngày đăng tin : 15/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Séc là gì?
1.1 Định nghĩa séc là gì?
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN đã nêu ra rằng, séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Chúng ta có thể hiểu, séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập theo chứng từ mẫu in sẵn, lệnh cho ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc. Đây là một trong những phương thức thanh toán được doanh nghiệp, ngân hàng sử dụng rất phổ biến trong và ngoài nước.
1.2 Tính chất của séc
Tính chất thời hạn: Trên tờ séc sẽ có thời hạn thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn này phụ thuộc vào phạm vi lưu hành và pháp luật nhà nước quy định.
Tính chuyển nhượng: Séc có thể được chuyển nhượng cho các bên liên tiếp bằng các thủ tục ký hậu trong thời hạn của séc mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
Tính bắt buộc: Ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán bắt buộc phải chấp nhận chi trả cho người thụ hưởng nếu tờ séc đủ tính chất pháp lý và tài khoản người ký phát đủ để thanh toán.
Tính đầy đủ: Một tờ séc phải đầy đủ thông tin, tính chất pháp lý mới được chấp nhận. Những thông tin bao gồm: địa điểm và ngày tháng lập séc, thông tin của người ký phát, tài khoản trích trả, ngân hành thanh toán, chữ ký của người ký phát, thông tin của người thụ hưởng. Nếu là doanh nghiệp hoặc tổ chức phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu của doanh nghiệp đó.
Tính nhất quán: Séc được in 02 mặt, mặt trước bao gồm những thông tin bắt buộc phải điền, mặt sau là thông tin chuyển nhượng. Đồng thời, séc được in theo tập, phần cuống séc để lưu, phần tách rời giao cho người thụ hưởng.
2. Phân loại các loại séc hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu séc là gì, chúng ta đã hiểu mục đích của việc phát hành séc. Vậy có bao nhiêu loại séc đang được sử dụng? Phân biệt chúng như thế nào? Hiện nay có 03 cách phân biệt các loại séc như sau:
Phân biệt theo hình thức thanh toán: Séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc xác nhận (séc bảo chi).
Phân biệt theo cách xác định người thụ hưởng: Séc lệnh, séc vô danh, séc đích danh.
Phân biệt theo mức độ đảm bảo thanh toán cho người thụ hưởng: Séc tiền mặt (séc ngân hàng), séc bảo chi.
3. Những quy định quan trọng cần biết khi sử dụng séc
Bên cạnh thắc mắc séc là gì, mọi người cũng quan tâm tới những quy định của Nhà nước về séc để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Thông tư 22/2015/TT-NHNN đã nêu rất rõ về séc và các quy định kèm theo, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 03 quy định quan trọng nhất khi sử dụng séc.
3.1 Quy định nội dung trên séc
Nội dung trên séc là phần quan trọng nhất để có thể xác định giá trị pháp lý. Ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán có thể từ chối thanh toán nếu nếu không đủ thông tin. Điều 6 Thông tư 22/2015/TT-NHNN đã nêu ra nội dung của séc được quy định tại Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 bao gồm:
Khoản 1 Điều 58 Luật này có ghi rõ rằng:
Từ “Séc” được in phía trên tờ séc.
Số tiền cần thanh toán ghi bằng số và chữ.
Tên người bị ký phát là tên ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán.
Thông tin của người thụ hưởng: Tên cá nhân hoặc tên công ty của người thụ hưởng được chỉ định. Trong trường hợp chuyển nhượng là thông tin người cầm giữ, hoặc thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng.
Địa điểm thanh toán.
Ngày ký phát
Thông tin của người ký phát: Họ tên cá nhân, tên công ty hoặc tổ chức, chữ ký của người ký phát. Nếu là công ty hoặc tổ chức thì yêu cầu có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và con dấu có hiệu lực của công ty.
Nếu séc thiếu một trong các thông tin nêu tại khoản 1 điều này, hoặc số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì tờ séc không có giá trị thanh toán. Trong trường hợp địa điểm thanh toán không ghi thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người ký phát.
Mặt sau của séc dùng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. Trong trường hợp thanh toán séc qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có các nội dung theo quy định của Trung tâm.
3.2 Quy định xuất trình và thanh toán séc
Trong phần khái niệm séc là gì và các đặc điểm của séc, chúng ta đã tìm hiểu tính chất thời hạn của séc, quy định xuất trình séc cũng yêu cầu thời hạn xuất trình là 30 ngày kể từ ngày ký phát (theo Điều 19 Thông tư 22/2015/TT-NHNN)
Trong trường hợp quá hạn xuất trình nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký phát thì ngân hàng hoặc tổ chức vẫn có thể thanh toán nếu không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán tờ séc đó.
Sau khi xuất trình tờ séc trong thời hạn và người ký phát đảm bảo đủ khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp, nghiệp vụ kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc. Sau đó tiến hành chi trả cho người thụ hưởng, đồng thời hoàn tất các chứng từ thanh toán liên quan.
Trường hợp người ký phát không đủ khả năng thanh toán, và tờ séc xuất trình trong thời hạn, đủ tính hợp lệ thì ngân hàng bắt buộc thông báo cho người ký phát. Đồng thời người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng lập giấy xác nhận từ chối thanh toán, trả lại tờ séc, hoặc có thể yêu cầu thanh toán một phần và lập giấy xác nhận từ chối phần còn lại.
3.3 Quy định về xử lý mất và hư hỏng séc
Trong trường hợp không mong muốn, séc vẫn có thể mất hoặc hư hỏng. Nhà nước đều đã quy định rõ ràng tại Điều 26 Thông tư 22/2015/TT-NHNN như sau:
Người ký phát làm mất: Phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác cho ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán.
Người thụ hưởng: Thông báo mất séc bằng văn bản hoặc các hình thức khác ngay cho người ký phát để thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc bị mất.
Ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán: Sau khi nhận thông báo về việc mất tờ séc, ngân hàng phải theo dõi, đồng thời không được thanh toán tờ séc bị mất đó. Khi tờ séc bị mất được xuất trình đòi thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc và thông báo cho các bên liên quan.
Trước khi nhận được thông báo mất séc, nếu tờ séc được xuất trình trong thời hạn, đủ điều kiện thanh toán thì ngân hàng không chịu trách nhiệm về các thiệt hại nếu đã thanh toán tờ séc theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký lại tờ séc khác có cùng nội dung thay thế.
4. Kết luận
Séc là một trong năm phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được Nhà nước công nhận. Nếu đã làm việc trong các khối ngành kinh tế, việc hiểu rõ séc là gì rất quan trọng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn việc tính, việc xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !