Ngày đăng tin : 21/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán – Kiểm toán là 2 công việc đặc thù có tính chất khác nhau, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, tổ chức.
Kế toán là ngành phục vụ cho công việc thu thập, xử lý thông tin, lập báo cáo về tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức,…
Kiểm toán là ngành học thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, xác nhận tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu từ hoạt động kế toán để từ đó có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Ngành Kế toán – Kiểm toán gắn liền với hoạt động quản lý của bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào, thậm chí là công cụ đắc lực của cả nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành nghề quan trọng này nhé!
Kế toán – Kiểm toán là một ngành nghề tương đối đặc thù, nên nó sẽ yêu cầu ở các em những tố chất để phù hợp với công việc. Hãy cùng xem những tố chất đó là gì, liệu độ phù hợp giữa em và Kế toán – Kiểm toán có cao không nhé!
Cẩn thận, nghiêm khắc trong công việc
Ngành Kế toán – Kiểm toán luôn phải làm việc với những con số, chỉ một sai sót nhỏ trong công việc cũng có thể khiến một doanh nghiệp gặp phải rắc rối nghiêm trọng liên quan tới pháp luật, vì vậy nghề này yêu cầu ở các em sự nghiêm túc, tỉ mỉ trong công việc.
Trung thực, có trách nhiệm
Ngành nghề nào cũng tồn tại những cạm bẫy, cám dỗ, nhất là với nghề Kế toán – Kiểm toán luôn làm việc với những con số, dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ có thái độ trung thực, biết gánh vác trách nghiệm các em mới tránh được những cám dỗ đó, duy trì lợi ích cho công ty và mọi người xung quanh.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Khối lượng công việc của các kế toán, kiểm toán viên là vô cùng lớn, nhất là trong những kỳ làm báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, công việc yêu cầu độ chính xác cao sẽ tạo nên áp lực khá lớn, các em phải có khả năng làm quen với cường độ làm việc cao và cân bằng với cuộc sống cá nhân thì mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
Theo học ngành Kế toán – Kiểm toán, các em được học những kiến thức cơ bản về kinh tế học, chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp, thực hành nghiệp vụ thực tiễn qua các học phần thực hành, thực tập. Ngoài ra, trong quá trình học em được rèn luyện kỹ năng tin học bởi công việc đòi hỏi xử lý trên các phần mềm chuyên dụng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tự học, giải quyết tình huống, sự nhanh nhạy trong công việc.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khả năng ngoại ngữ thành thạo cũng là một yếu tố quan trọng để các em có thể tiến xa hơn trong công việc, làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nước ngoài. Tại các trường đại học, các em được học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, đây là một lợi thế rất lớn để mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau này.
Trong những năm qua, nhà nước tích cực khuyến khích người trẻ khởi nghiệp nên số lượng các công ty trong nước không ngừng tăng lên, cộng thêm sự thâm nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Kế – Kiểm cũng ngày một tăng cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, môi trường làm việc của ngành ngày một hấp dẫn, nhưng yêu cầu về chất lượng nhân lực của ngành cũng khắt khe hơn, đòi hỏi người lao động có đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, các năng lực bổ sung khác để dễ dàng tiếp cận với công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty kiểm toán (nổi bật là Big 4 công ty kiểm toán hàng đầu), các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới lĩnh vực kế toán – kiểm toán với các vị trí như:
+ Giám đốc tài chính: Công việc của một giám đốc tại chính không chỉ là quản lý các dòng tiền và khoản đầu tư của công ty, mà còn đóng vai trò là người quản lý, do đó vị trí này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Tương ứng với đó thì mức lương của vị trí này cũng rất cao, thường dao động trong khoảng 30-54 triệu/tháng.
+ Chuyên viên phân tích tài chính: Công việc này có mức lương phổ biến từ 10-15 triệu/tháng.
+ Nhân viên kế toán: Mức lương đối với nhân viên kế toán hiện nay ở mức 7-10 triệu/tháng, mức lương có thể tăng lên tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
+ Kiểm toán viên: Đây là vị trí yêu cầu tính chính xác cao, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc lớn và liên quan trực tiếp đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nên mức lương nằm trong khoảng 8-14 triệu/tháng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !