Ngày đăng tin : 03/11/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Doanh nghiệp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào?
Điều 124 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp được phép áp dụng, đó là:
Khiển trách
Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động khi vi phạm.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
Tùy thuộc vào hành vi vi phạm mà người lao động có thể bị áp dụng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên so với thời hạn được các bên thỏa thuận.
Cách chức
Hình thức kỷ luật này thường chỉ dành cho người lao động đang giữ một chức vụ nhất định.
Sa thải
Căn cứ Điều 125 BLLĐ năm 2019, người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị kỷ luật sa thải:
- Trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Trong đó, tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
Quy trình xử lý kỷ luật lao động mới nhất
Việc xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động cần đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật tại Điều 70 như sau:
Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm
- Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
- Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động
* Lưu ý trước khi tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động
Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động phải được diễn ra trong thời hiệu quy định tại Điều 123 BLLĐ năm 2019: 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hoặc 12 tháng đối với hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, có thể kéo dài thêm không quá 60 ngày trong một số trường hợp.
Mặt khác, việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động không tiến hành khi người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật sa thải;
- Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
* Quy trình hợp xử lý kỷ luật lao động
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện với những công việc sau:
- Trước khi họp xử lý kỷ luật:
Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho những người sau:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên;
Người lao động vi phạm kỷ luật lao động;
Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Những người này phải xác nhận có tham dự cuộc họp này hay không. Hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi về thời gian, địa điểm họp.
- Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:
+ Thời điểm tiến hành:
Theo thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc thời gian, địa điểm các bên đã thỏa thuận;
Khi có đầy đủ thành phần được thông báo tham gia hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.
+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:
Phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp;
Có chữ ký của người tham dự: Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật
Trong thời hiệu tại Điều 123 BLLĐ năm 2019, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động có thể là một trong hai người sau:
- Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật
Cũng trong thời hiệu quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo đó, Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu, Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định 26/2023/NĐ-CP thành các mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 144/2024/NĐ-CP.
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuế Quang Huy - Giải pháp toàn diện và tiết kiệm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. Được hưởng trợ cấp hằng tháng Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ 01/7/2025, người lao động nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được hưởng lương hưu; đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một đối tượng là chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa đến độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì sẽ được hưởng chính sách trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: 1.1 Đối tượng được hưởng
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !