Ngày đăng tin : 11/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Công ty hợp danh là gì? Điều kiện thành lập thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là công ty có các đặc điểm sau đây:
- Gồm thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ công ty (ít nhất 02 người là chủ sở hữu chung, cùng kinh doanh dưới 01 tên chung) và thành viên góp vốn (có thể có) chịu khoản nợ trong phạm vi vốn đã cam kết góp.
- Co tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
1.1 Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh là ai?
Theo phân tích ở trên, công ty hợp danh sẽ có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có của công ty hợp danh (phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty).
Do đó, có thể xem người có quyền thành lập công ty hợp danh là thành viên hợp danh. Các đối tượng này là người đại diện theo pháp luật của công ty, phân công nhau thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát công ty; được nhân danh công ty tiến hành kinh doanh ngành, nghề của công ty, ký hợp đồng…
(căn cứ Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020)
1.2 Nơi đăng ký kinh doanh công ty hợp danh ở đâu?
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, trụ sở đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
- Là địa chỉ liên hệ của công ty hợp danh.
- Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
- Có số điện thoại liên hệ, số fax và thư điện tử (nếu có).
1.3 Tên công ty hợp danh phải đáp ứng điều kiện gì?
Tên công ty hợp danh phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
- Viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải gồm cụm từ “chi nhánh”, văn phòng đại diện phải gồm cụm từ “Văn phòng đại diện”…
- Tên không được trùng (tên tiếng Việt viết giống hoàn toàn tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký).
- Tên không được gây nhầm lẫn (đọc giống; viết tắt trùng…).
2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh thực hiện thế nào?
Để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh, cá nhân, tổ chức phải làm theo trình tự sau đây:
2.1 Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp hiện hành, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư nước ngoài.
2.2 Nộp hồ sơ như thế nào?
Khi muốn thành lập công ty hợp danh, cá nhân có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách là nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua bưu điện đến địa chỉ trên hoặc nộp online qua qua mạng điện tử.
Trong đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy và hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.3 Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty hợp danh
Theo khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có thể đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.
2.4 Chi phí thành lập công ty hợp danh là bao nhiêu?
Căn cứ biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 47 năm 2019, lệ phí đăng ký thành lập công ty hợp danh là 50.000 đồng/lần và phí công bố là 100.000 đồng/lần.
3. Sau khi thành lập công ty hợp danh, cần phải làm gì?
3.1 Có phải công bố thông tin sau khi thành lập không?
Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty này sẽ tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm ngành, nghề kinh doanh trong quá trình đăng ký kinh doanh mà không tách riêng ra thành một thủ tục riêng như quy định trước đây.
3.2 Khắc dấu công ty hợp danh thế nào?
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh sẽ thực hiện khắc dấu hoặc sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu dùng trong các giao dịch. Việc quyết định loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung con dấu sẽ do các công ty tự quyết định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !