Ngày đăng tin : 06/03/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
Quy trình làm sổ sách kế toán doanh nghiệp Xây lắp gồm các bước chính:
I. Bước 1: Hướng dẫn hệ thống danh mục tài khoản (Theo Thông tư 133/2016/TT_BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
* Tài sản (Loại 1 + Loại 2 + Loại 6 + Loại 8); Cách thức định khoản {Chú ý: TK 131 (Phải thu khách hàng lưỡng tính) và TK 214 [Hao mòn TSCĐ (Dư có)]}; Vẽ sơ đồ chữ T.
* Nguồn vốn (Loại 3 + Loại 4 + Loại 5 + Loại 7 + Loại 9); Cách thức định khoản {Chú ý: TK 331 (Phải trả người bán lưỡng tính) và TK 421 (Lợi nhuận chưa phân phối bị lỗ)}
* Chú ý:
- Khi hạch toán phần tài sản có Số dư đầu kỳ và cuối kỳ Dư Bên Nợ, còn Loại 6 và Loại 8 không có Số dư.
- Khi hạch toán phần nguồn vốn có Số dư cuối kỳ và đầu kỳ Dư Bên Có, còn Loại (5,7,9) không có Số dư.
* Các tài khoản chi tiết cho Loại hình Xây Lắp (Thông tư 133/2016/TT-BTC):
- TK 152: Nguyên vật Liệu
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính.
+ TK 1522: Nguyên vật liệu phụ.
- TK 154: Chi phí dở dang
+ TK 1541/621: Chi phí nguyên vật liệu dở dang (Chi tiết theo từng công trình).
+ TK 1542/622: Chi phí nhân công dở dang (Chi tiết theo từng công trình).
+ TK 1543: Chi phí sản xuất chung xuất thẳng (Chi tiết theo từng công trình).
+ TK 1547/627: Chi phí sản xuất chung chờ phân bổ.
+ TK 623: Chi phí máy thi công.
- TK 511: Doanh thu nghiệm thu công trình (Chi tiết theo từng công trình).
- TK 632: Giá vốn (Chi tiết theo từng công trình).
quy trình sổ sách kế toán doanh nghiệp xây lắp
II. Bước 2: Hướng dẫn quy trình ghi sổ và cách nhập chứng từ, xử lý chứng từ
1. Chứng từ hóa đơn
- Tra soát hóa đơn (Đúng hay sai).
- Thu thập chứng từ ghi sổ tổng hợp (Hình thức ghi sổ NKC) => Tuân thủ theo 3 nguyên tắc: Hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
2. Chứng từ ngân hàng
- Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc (Nếu trường hợp chuyển điện tử phải có xác nhận chuyển Internet Banking).
- Giấy báo có: Giấy báo có nộp tiền vào tài khoản hoặc các phiếu hạch toán nộp tiền vào tài khoản của nhân viên Doanh nghiệp, hoặc là phiếu chuyển tiền của khách hàng.
- Phiếu hạch toán ngân hàng gồm:
+ Sổ phụ ngân hàng.
+ Sao kê ngân hàng.
- Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh các khoản giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của Doanh nghiệp.
3. Nhập chứng từ phản ánh qua các bút toán
* Cập nhật số dư ban đầu:
=> Danh mục + Khai báo tên khách hàng, nhà cung cấp; Mã vật tư hàng hóa, mã kho, mã CCDC, TSCĐ, tài khoản ngân hàng => Cất
=> Nghiệp vụ => Nhập Số dư ban đầu các tài khoản; Số dư TK Kho 156, 152, 154, Khách hàng, Nhà cung cấp => Cất.
=> Tài sản cố định => Nhập số dư ban đầu => Cất
=> Công cụ dụng cụ => Nhập Số dư ban đầu => Cất
=> Khai báo công trình, khoản mục phí => Cất
* Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Các chứng từ phát sinh ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương, bảng trích khấu hao, bảng phân bổ,… sẽ được định khoản vào các tài khoản liên quan lên sổ sách kế toán.
Lưu ý: Khi định khoản; Hóa đơn mua vào của Doanh nghiệp Xây lắp có thể mua nhập thông qua kho, hoặc nhập xuất thẳng chi tiết từng công trình và có giấy đề nghị xuất của Doanh nghiệp hoặc bộ phận thi công công trình, phiếu xuất kho.
* Hạch toán ngân hàng :
Hạch toán Báo có => Ngân hàng - Báo có - Ủy nhiệm thu => Cất
Hạch toán Báo nợ => Ngân hàng - Báo nợ - Ủy nhiệm chi => Cất
* Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh các khoản giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của Doanh nghiệp.
* Hạch toán phiếu chi
Các chứng từ liên quan đến chi phí DN (Cước điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng)
=> Quỹ - Phiếu chi => Cất
* Hạch toán phần mua hàng
=> Mua hàng => Chứng từ mua hàng => Hoặc mua hàng không qua kho => Cất
III. Bước 3: Tập hợp chi phí
Là những yếu tố quan trọng trong việc xác định chi phí của Doanh nghiệp.
- Bảng lương căn cứ vào Thông tư 03/2015TT-BLĐTBXH của BLĐTBXH.
Hạch toán lương, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN,....
=> Nghiệp vụ => Tổng hợp => chứng từ nghiệp vụ khác => Cất
- Bảng trích khấu hao căn cứ Thông Tư 45/2015/TT-BTC
=> Khấu hao => TSCĐ => Tính khấu hao TCSĐ => Hạch toán => Cất
- Bảng chi phí trả trước
=> Phân bổ CCDC => CCDC => Phân bổ mức CCDC => Hạch toán => Cất
- Lập bảng kê phiếu nhập kho, xuất kho, báo cáo NXT, bảng phân bổ chi phí chi tiết cho từng công trình (Nếu Doanh nghiệp thi công nhiều Công trình, hoặc Hạng mục công trình)
=> Kho => Xuất kho => Xuất NVL Cho công trình (Chi tiết công trình) => Cất
=> Kho => Tính giá xuất kho => Cất
IV. Bước 4: Nghiệm thu Công trình
* Công trình hoàn thành => Giá thành => Nghiệm thu công trình => Cất
Chú ý: Khi nào Công trình nghiệm thu => Doanh nghiệp được tập hợp chi phí giá vốn Công trình chi tiết..
Căn cứ vào chứng từ kế toán tập hợp chi phí kế toán hạch toán những khoản mục chi phí đó vào sổ sách theo trình tự sau:
- Bảng lương trả cho cán bộ nhân viên văn phòng và trực tiếp thi công công trình:
Nợ TK 642, 154, 627, 622 (Chi tiết công trình)
Có TK 334
+ Trích bảo hiểm:
Nợ TK 642, 154, 627, 622 (Chi tiết công trình)
Nợ TK 334
Có TK 338
+ Khấu trừ thuế TNCN:
Nợ TK 334
Có TK 3335
+ Thanh toán tiền lương:
Nợ TK 334
Có TK 111/112
- Trích khấu hao:
Nợ TK 642/154/627 (Chi tiết khoản mục chi phí)
Có TK 214
- Bảng phân bổ:
Nợ TK 642/154/627 (Chi tiết khoản mục chi phí)
Có TK 242
- Tập hợp chi phí Chi tiết từng công trình:
+ Chi phí NVL:
Nợ TK 154/621
Có TK 152
+ Chi phí chung:
Nợ TK 154/623/627 (Chi tiết công trình)
Có TK 154/627 (Chi tiết công trình)
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 621/622/627/623
Có TK 154
- Tập hợp giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154
- Kết chuyển thuế được khấu trừ:
Nợ TK 3331
Có TK 133
- Kết chuyển doanh thu các khoản giảm trừ:
Nợ TK 521 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 511
- Kết chuyển các khoản doanh thu:
Nợ TK 511 (Chi tiết công trình)
Nợ TK 515
Có TK 911
- Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911
Có TK 632
- Kết chuyển chi phí tài chính:
Nợ TK 911
Có TK 635
- Kết chuyển chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911
Có TK 811
- Tính và Kết chuyển chi phí thuế TNDN:
+ Tính Thuế TNDN:
Nợ TK 821
Có TK 3334
+ Kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 821
- Xác định kết quả kinh doanh (Nếu lãi):
Nợ TK 911
Có TK 421
- Xác định kết quả kinh doanh (Nếu lỗ):
Nợ TK 421
Có TK 911
* Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ (Doanh nghiệp áp dụng Phương pháp khấu trừ)
=> Thuế => Khấu trừ thuế => Cất
- Nguyên tắc trong định khoản kết chuyển thuế luôn làm giảm 2 loại thuế là:
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Nợ TK 3331: Giá trị kết chuyển là số thuế phát sinh nhỏ
Có TK 133
+ Tính số phát sinh của TK 133
+ Tính số phát sinh của TK 3331
+ Tìm số dư đầu kỳ TK 133
- Nguyên tắc tìm giá trị nhỏ kết chuyển theo công thức sau:
+ Đầu kỳ TK 133 + Phát sinh (PS) trong kỳ TK 133 so sánh với PS trong kỳ TK 3331
+ Nếu Đầu kỳ TK 133 + PS trong kỳ TK 133 > PS trong kỳ TK 3331 => Số kết chuyển theo TK 133
+ Nếu Đầu kỳ TK 133 + PS trong kỳ TK 133 < PS trong kỳ TK 3331 => Số kết chuyển theo TK 3331
V. Bước 5: Lên cân đối tài khoản
- Kiếm tra các chỉ tiêu: TK 133 Khớp với Bảng kê mua vào + TK 3331 khớp với Bảng kê bán ra.
- TK 156, 152 Khớp với dư cuối kỳ Báo cáo NXT TK 156, 152.
- TK 211 - 214 Khớp với giá trị còn lại Bảng trích khấu hao TCSĐ.
- TK 242 Khớp với Số dư cuối kỳ bên bảng phân bổ CCDC.
- TK 112 Khớp với Sổ phụ ngân hàng.
- Chú ý Tài khoản Loại 1 - 2 không có Số dư Bên Có trên CĐSPS, ngoại trừ TK 214, TK 131 Dư Bên Có.
- Chú ý Tài khoản Loại 3 - 4 không có Số dư Bên Nợ ngoại trừ TK 331 Dư Nợ.
VI. Bước 6: Lên Báo Cáo Tài Chính (Dựa vào Bảng Cân Đối Tài Khoản)
=> Báo cáo => Báo Cáo Tài Chính => Cất
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hợp đồng học nghề, tập nghề phát sinh tiền lương, tiền công không phải đóng BHXH nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động về học nghề, tập nghề. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật Lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
1. Trường hợp nào được xem là chậm đóng BHXH? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không thuộc trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !