Ngày đăng tin : 22/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Quên hóa đơn đầu vào xử lý như thế nào?
Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Như vậy, trường hợp khai thiếu hóa đơn GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ bổ sung nhưng phải thực hiện trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
2. Kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót từ năm trước được không?
Theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Công văn số 414/TCT-KK năm 2018, doanh nghiệp được phép kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào bất cứ lúc nào kể từ khi phát hiện thiếu/sai sót nhưng phải trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh, kiểm tra.
Do đó, khi phát hiện có hóa đơn đầu vào từ năm trước chưa kê khai, người nộp thuế hoàn toàn có thể thực hiện kê khai bổ sung trên phần mềm HTKK.
Cụ thể, quy trình để doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung trên phần mềm như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK
- Bước 2: Chọn “Thuế Giá trị gia tăng”, sau đó chọn “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)”
- Bước 3: Chọn kỳ kê khai phù hợp rồi tiến hành kê khai tương tự cách lập tờ khai thuế GTGT thông thường. Sau khi hoàn thành, các hóa đơn đầu vào sẽ được bổ sung theo đúng quy định.
3. Cách kiểm tra hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp
Để tra cứu hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp có thể tra cứu trên phần mềm hóa đơn đang sử dụng hoặc tra cứu trên hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập website https://hoadondientu.gdt.gov.vn
- Bước 2: Đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử bằng tên đăng nhập (mã số thuế công ty) và mật khẩu đã được cung cấp
- Bước 3: Chọn mục “Tra cứu” => “Tra cứu hóa đơn”
- Bước 4: Chọn tab “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”
- Bước 5: Nhập dữ vào ô “Ngày lập hóa đơn” theo khoảng thời gian muốn tra cứu (Lưu ý: thời hạn tra cứu tối đa là 31 ngày, nếu muốn tra cứu của nhiều tháng thì phải tra cứu nhiều lần)
- Bước 6: Chọn: “Kết quả kiểm tra” - Tra cứu lần lượt 2 mục trong kết quả kiểm tra đó là: “Đã cấp mã hóa đơn” và “Tổng cục thuế đã nhận không mã” (để tra cứu được cả hóa đơn có mã và không mã) => Tìm kiếm
- Bước 7: Hệ thống sẽ trả về các hóa đơn đầu vào có mã/không mã của doanh nghiệp trong khoảng thời gian do bạn chọn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !