Ngày đăng tin : 17/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ai được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?
Theo quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng tại Thông tư 04/2005/TT-BNV, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm hai đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã và trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước gồm:
Cán bộ bầu cử trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ gồm cả trong ngành Toà án, Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Công chức cấp xã.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được cử đến các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam để làm việc.
Trong đó, người lao động là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thoả thuận trong hợp đồng lao động là sẽ được hưởng lương theo chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, khoản phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
2. Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mới nhất
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định chi tiết tại Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV. Cụ thể, khi đã đáp ứng điều kiện về thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì được hưởng như sau:
Lưu ý, phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức; trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hiện giữ.
- Có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, cụ thể:
Cán bộ, công chức, viên chức đã có đủ 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát.
Cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
- Có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, gồm:
Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm
Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.
Nguồn: Sưu tầm Intermet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !