Ngày đăng tin : 27/10/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Phiếu xuất kho có mấy liên?
Thông thường phiếu xuất kho sẽ có 03 liên, trong đó, liên 1 được lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 do thủ kho giữ để dùng làm căn cứ ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán, liên 3 được giao cho người nhận hàng giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.
Thông tin trên phiếu xuất kho bao gồm:
Họ tên của người nhận hàng, đơn vị/bộ phận nhận, ngày, tháng, năm lập phiếu.
Lý do xuất kho, kho xuất, và thông tin chi tiết về vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất kho.
Tại cột được đánh số A, B, C, D: Thông tin về số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số, và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Tại cột 1: Số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho.
Tại cột 2: Số lượng thực tế xuất kho (có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
Tại cột 3 và 4: Đơn giá (tuỳ theo quy định hạch toán của doanh nghiệp) và thành tiền của từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
Tại dòng "Cộng": Tổng số tiền của số vật tư, sản phẩm, hàng hoá đã thực tế xuất kho.
Tại dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền bằng chữ trên phiếu xuất kho.
2. Phiếu xuất kho có cần ghi đơn giá không?
Về nguyên tắc, chứng từ kế toán nói chung, phiếu xuất kho nói riêng phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, tuy nhiên, không phải trường hợp nào phiếu xuất kho cũng cần ghi đơn giá.
Cụ thể, theo điểm g khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
- Trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thể hiện:
Tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng;
Tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển;
Không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
- Trên Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý ghi:
Số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân;
Họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (nếu có);
Địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng;
Địa điểm kho nhận;
Tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.
Đồng thời, tại Công văn 1870/TCT-CS ngày 21/05/2014 của Tổng cục thuế đã có đề cập cụ thể về cách viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: “Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn giá” và “thành tiền”.
Như vậy, tùy trường hợp, phiếu xuất kho cần ghi đơn giá hoặc không.
3. Phiếu xuất kho có cần đóng dấu không?
Theo mẫu phiếu xuất kho số 02 - VT ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, số 02 - VT ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, số 03/XKNB và số 04/HGĐL ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, phiếu xuất kho không yêu cầu đóng dấu của đơn vị.
Thay vào đó, phiếu xuất kho phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của các cá nhân có thẩm quyền, như người lập phiếu, người nhận, kế toán, thủ kho, giám đốc/thủ trưởng đơn vị.
Như vậy, phiếu xuất kho không buộc phải đóng dấu của đơn vị mà chỉ cần chữ ký và ghi rõ họ tên của các cá nhân có thẩm quyền liên quan đến sản phẩm, hàng hóa... được xuất từ kho.
4. Phiếu xuất kho có cần giám đốc ký không?
Căn cứ mẫu phiếu xuất kho đang được áp dụng hiện nay:
VT - 02 Thông tư 200/2014/TT-BTC;
VT - 02 Thông tư 133/2016/TT-BTC;
03/XKNB Nghị định 123/2020;
04/HGĐL Nghị định 123/2020.
Trong những phiếu xuất kho này, chỉ có Mẫu phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý là không có dòng chữ ký sẽ có mục chữ ký, ghi rõ họ tên của Giám đốc/thủ trưởng đơn vị còn lại tất cả đều có.
Tức là, ngoại trừ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý là không cần chữ ký của Giám đốc còn lại bắt buộc phải có chữ ký của giám đốc trên phiếu xuất kho.
Giám đốc có thể ủy quyền cho người khác (thường là phó giám đốc hoặc trưởng phòng...) ký thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định.
Lưu ý rằng, ngay cả khi ủy quyền, Giám đốc vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật cho việc ký trên phiếu xuất kho. Điều này đồng nghĩa rằng giám đốc vẫn có trách nhiệm pháp lý cho việc được ủy quyền thực hiện.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !