Ngày đăng tin : 24/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:
Thứ nhất, quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư số 133/2016 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo Thông tư 133/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, thay thế nhưng phải báo cho cơ quan thuế.
Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì nếu đáp ứng yêu cầu có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung, phương pháp hạch toán.
Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.
Thứ hai, về tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Thông tư 133/2016, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính số tồn tại quỹ, từng tài khoản.
Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.
Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Nếu phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán như sau: Bên Nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư số 133/BTC.
Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ.
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch.
Nguyên tắc ghi sổ kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của từng Tài khoản kế toán cụ thể xem tại Thông tư 133.
Thứ ba, về báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.
Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu nếu được yêu cầu.
Ngoài ra, Thông tư 133 còn có những quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán và hình thức kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !