Ngày đăng tin : 09/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trong những ngày qua, triển khai giai đoạn 1 áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC tại 06 tỉnh, thành phố đang diễn ra hết sức khẩn trương và kịp thời theo kế hoạch.
Tuy nhiên, theo dõi các diễn đàn, hội nhóm Facebook, Zalo... LuatVietnam nhận thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp, kế toán hoặc chưa sẵn sàng điều kiện hạ tầng để thực hiện đăng ký chuyển đổi sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) Nghị định 123, hoặc còn tâm lý lo ngại phát sinh các vấn đề vướng mắc, lỗi trong giai đoạn đầu áp dụng.
1. Quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử Nghị định 123
Theo quy trình chuyển đổi của các Cục thuế và Chi cục thuế 06 tỉnh thành, cơ quan thuế sẽ tiến hành gửi thông báo đến các doanh nghiệp thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
Nhận được thông báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước đăng ký thông qua phần mềm hóa của các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đạt chuẩn (hướng dẫn lựa chọn tại đây) theo thời hạn cơ quan thuế thông báo. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123 gửi đến cơ quan thuế (chi tiết cách ghi nội dung theo mục 2 dưới đây).
Bước 2: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Bước 3: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123 cho doanh nghiệp:
- Trường hợp được chấp nhận, doanh nghiệp tiến hành xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
- Trường hợp không được chấp nhận, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh, bổ sung nội dung theo yêu cầu của cơ quan thuế và gửi lại theo các bước trên.
2. Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi chậm/không chuyển đổi theo thời hạn được không?
Theo thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ thực hiện các bước chuyển đổi và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 đúng thời hạn được thông báo.
Trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan (như phần mềm hóa đơn điện tử chưa kịp nâng cấp; doanh nghiệp đang làm thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh; thay đổi trụ sở, vp làm việc...) mà chưa thể thực hiện ngay việc đăng ký được thì doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan thuế, cán bộ thuế để sắp xếp thời điểm phù hợp thực hiện việc đăng ký này.
Theo LuatVietnam cập nhật, đến thời điểm này cũng không có quy định nào về việc xử lý, xử phạt nếu doanh nghiệp, người nộp thuế chậm chuyển đổi, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
3. Doanh nghiệp, người nộp thuế cần lưu ý gì nếu chưa chuyển đổi khi nhận được thông báo của cơ quan thuế?
Mặc dù không có quy định về việc xử lý, xử phạt nếu doanh nghiệp, người nộp thuế chậm chuyển đổi, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần cập nhật các chính sách và quy định liên quan để thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Theo đó, tại ý 2 Khoản 1, Điều 12 Thông tư 78 có quy định:
Từ ngày Thông tư này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, đối với các địa bàn đã đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để triển khai hóa đơn điện tử theo Quyết định của Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thuế thì cơ sở kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư này theo lộ trình thông báo của cơ quan thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn
Theo quy định này, trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, vẫn sử dụng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo quy định trước sẽ phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL-HĐĐT cùng thời điểm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế chậm hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế có thể sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 30, Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế (tham khảo mức phạt chi tiết tại đây). Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94 năm 2019 vừa được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020. Theo đó, một trong những trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !