Ngày đăng tin : 22/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Phụ lục hợp đồng là gì?
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Theo đó, phụ lục của hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.
Phụ lục hợp đồng lao động được các bên ký kết nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung hoặc được dùng để quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động.
Phân loại phụ lục hợp đồng lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, có thể phân phụ lục hợp đồng thành 02 loại theo mục đích sử dụng như sau:
- Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung trong hợp đồng lao động
Phụ lục này được ký nhằm quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động. Ví dụ như các nội dung liên quan công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, thời hạn,…
Phụ lục quy định chi tiết có thể được lập cùng lúc với hợp đồng lao động hoặc được lập trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động
Phụ lục này được ký nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động như: điều chỉnh tiền lương, phụ cấp hoặc chế độ phúc lợi khác; thay đổi vị trí, chức danh công việc;...
Loại phụ lục này thường được lập trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động.
Lưu ý về nội dung của phụ lục hợp đồng lao động
Cũng theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật này, phụ lục của hợp đồng lao động cần đảm bảo những nội dung sau:
- Phụ lục không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Đây là một quy định hoàn toàn mới của BLLĐ năm 2019. Trước đây, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cho phép các bên tiến hành ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.
Tuy nhiên, từ năm 2021, các bên phải thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn đã thỏa thuận, chứ không được thỏa thuận sửa đổi bằng phụ lục hợp đồng.
- Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.
Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.
- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Có cần báo trước khi ký phụ lục hợp đồng không?
Như đã phân tích, có hai loại phụ lục hợp đồng lao động: Phụ lục quy định chi tiết một số nội dung và phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung hợp đồng lao động
Trong đó, phụ lục quy định chi tiết nội dung hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận và ký kết, chứ BLLĐ năm 2019 không đặt ra thời gian báo trước.
Tuy nhiên đối với phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, Điều 33 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể như sau:
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Theo đó, trước khi ký phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận.
Được ký phụ lục hợp đồng lao động mấy lần?
Pháp luật lao động hiện hành không quy định giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng lao động.
Trước đây, theo quy định Nghị định 05/2015/NĐ-CP, phụ lục hợp đồng chỉ được ký một lần để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động như sau:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, phụ lục không còn được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Do đó, không còn giới hạn đối với số lần ký đối với bất kì trường hợp ký phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết hay sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !